Kinh nghiệm thực tiễn QLNN về khai thác khoáng sản của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn QLNN về khai thác khoáng sản của một số

số địa phương

- Tỉnh Thái Nguyên: Sở Tài nguyên và môi trường đã thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét, xác định số tiền các đơn vị phải nộp làm cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi có Quyết định phê duyệt số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh để thông báo cho tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định.

- Tỉnh Lào Cai: Đã thu phí vận chuyển từ doanh nghiệp khoáng sản để phục vụ chương trình cải tạo các tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng. Do cả nước chưa quy định về thu cụ thể nên tỉnh tự xây dựng và ban hành mức thu dựa trên nguyên tắc: bảo đảm đủ tiền để xây dựng và sửa chữa đường trong khả năng đóng góp của doanh nghiệp và mức thu được điều chỉnh theo giá bán quặng. Được sự giải trình, phân tích thuyết phục của tỉnh, các doanh nghiệp đã thống nhất thực hiện việc đóng phí này.

- Tỉnh Thanh Hóa: Thực hiện thành công quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Trong thời điểm Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ban hành các quyết định: Số 2261/QĐ-UBND ngày 28/6/2010 quy chế tạm thời về việc đấu giá quyền khai thác cát, sỏi, đất và đá làm vật liệu xây dựng thuộc thẩm quyền; số 1040/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 quy định tạm thời về trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm để đấu giá và giao cấp quyền khai thác mỏ VLXD. Kết quả đấu giá, từ năm 2010 đến năm 2013, đã đấu giá thành công 29 mỏ cát, thu về ngân sách nhà nước 97.577 triệu đồng và đảm bảo điều kiện tiến hành cấp phép cho 29 mỏ cát, phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

- Tỉnh Kon Tum: Để quản lý hiệu quả hoạt động khoáng sản, ngày 22 tháng 2 năm 2013, UBND tỉnh Kon Tum đã bàn hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND). Theo đó, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý hoạt động khoáng sản, các cơ quan trên địa bàn tỉnh Kon Tum thực hiện theo đúng nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan, bảo đảm kết quả phối hợp đạt chất lượng và thời gian yêu cầu, đảm bảo tính thống nhất, tập trung; không hình thức, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung về công tác quản lý hoạt động khoáng sản, đảm

bảo sự phối hợp đồng bộ, đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.

- Thực hiện nguyên tắc quản lý: Chỉ được tiến hành khai thác khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, các tỉnh, thành phố đã quan tâm thực hiện trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương có nhiều khoáng sản đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép bằng nhiều hình thức như: ban hành các công văn, chỉ thị nhằm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các địa phương, các ngành chức năng công bố địa chỉ thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng để tổ chức, cá nhân biết, phản ánh mọi thông tin về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn; tổ chức nhiều đợt truy quét, giải toả, tịch thu nhiều phương tiện phục vụ khai thác trái phép, xử phạt hành chính đối với các tổ chức cá nhân. Điển hình như các tỉnh: Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Nam, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng và thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng …

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

1.4.2.1. Về nguyên tắc

Áp dụng các kinh nghiệm quý từ những địa phương khác vào thực tiễn địa phương mình nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản với mục tiêu khai thác khoáng sản tiết kiệm, bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương và tránh tác động xấu đến môi trường.

1.4.2.2. Về nội dung

Thực tiễn quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản nêu trên là những kinh nghiệm quý cho công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền.

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nhằm minh bạch hóa hoạt động khai khoáng.

- Thu tiền xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường từ các doanh nghiệp khai khoáng nhằm ràng buộc được trách nhiệm của doanh nghiệp khai khoáng với nơi có khoáng sản sẽ giữ gìn được môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững ở địa phương.

- Đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Chỉ tiến hành đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các khu vực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu giá. Việc tổ chức bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đảm bảo minh bạch, công khai, liên tục, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá.

- Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản như vậy sẽ đề cao được trách nhiệm của từng cơ quan phối hợp và chịu trách nhiệm về hoạt động khoáng sản mình quản lý.

- Chỉ được khai thác khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép vì vậy các cơ quan có thầm quyền cần phải có các biện pháp để bảo vệ khoáng sản chưa được cấp phép, ngăn chặn việc khai thác trái phép và có các chế tài xử lý phù hợp các trường hợp khai thác trái quy định.

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với khai thác khoáng sản, đã nêu ra được các khái niệm về khoáng sản, khai thác khoáng sản, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản. Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản tác động xấu đến môi trường vì vậy đề tài đã chỉ ra được sự cần thiết quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm thiểu sự tác động xấu đến môi trường.

Chương 1 còn làm rõ nguyên tắc quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản như tuân thủ pháp luật chính sách về khai thác khoáng sản, phải phù hợp

với chiến lược quy hoạch khai thác khoáng sản, chỉ được tiến hành khai thác khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, phải đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Và nêu được các yếu tố tác động đến sự quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản. Đã tìm hiều được kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản của một số địa phương từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho huyện mình.

Chương 1 đã chỉ rõ một số nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản cụ thể: Thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác khoáng sản; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản; Ban hành chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai khoáng sản; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản. Đây chính là cơ sở để tác giả tiếp tục phân tích ở chương 2 và chương 3.

Chương 2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ KHAI THÁC KHOÁNG

SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)