Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 116 - 123)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Một số kiến nghị

- Điều 172 Bộ luật Hình sự (Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên) quy định “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc của hành vi vi phạm, nhưng chưa có quy định cụ thể xác định thế nào là “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng”, do đó việc chứng minh hậu quả này rất khó khăn. Đề nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự (quy định các tội phạm về tài nguyên) để đảm bảo tính khả thi, nghiêm minh, đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm.

- Từ thực tiễn khai thác cho thấy một số quy định trong Luật Khoáng sản còn chưa đầy đủ, thiếu cụ thể cần có hướng dẫn chi tiết, một số nội dung, quy định trong Nghị định số 15/2012/NĐ-CP cần thiết được sửa đổi, bổ sung. Thực hiện chỉ đạo của Bộ tài nguyên và Môi trường, các địa phương đã đánh

giá thực hiện Nghị định số 15/2012/NĐ-CP. Trên cơ sở báo cáo đánh giá của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu để sớm tham mưu Chính phủ đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Khoáng sản và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản đảm bảo tính khả thi, thuận lợi cho triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản.

- Ban Thường vụ Huyện ủy kiến nghị UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo các Công ty, doanh nghiệp thực hiện đúng mục tiêu, dự án như đã cam kết tại Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cấp.

- Ban Thường vụ Huyện ủy kiến nghị UBND tỉnh, các Sở ngành có liên quan của tỉnh chỉ đạo tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, tài nguyên ở cấp huyện, cấp xã.

- Đề nghị các ngành cấp tỉnh xem xét lại quy hoạch đất san lấp cho phù hợp để giảm giá thành ở vùng đồng bằng và ven biển; tạo điều kiện cấp phép các đơn vị vận chuyển đất dôi dư ở các công trình, dự án để đáp ứng nhu cầu san lấp mặt bằng nhất là vùng đồng bằng, ven biển, nghiên cứu tìm vật liệu mới thay thế cát xây dựng khai thác ở lòng sông.

- Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, cho ý kiến về việc bổ sung quy hoạch và lập các dự án nạo vét, tận dụng đất dôi dư nhằm cung cấp vật liệu san lấp tại khu vực ven biển Ngũ Điền; làm vật liệu san lấp cho các công trình giao thông nông thôn mới và các công trình công cộng trên địa bàn huyện.

- Đề nghị các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện đúng quy định về chế độ thông tin, báo cáo gửi các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để theo dõi, giám sát; nghiên cứu đề nghị quy định về thực

hiện biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường tiến hành song song với quá trình khai thác để giảm thiểu tác động môi trường.

Tiểu kết Chương 3

Từ mục tiêu và phương hướng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản đã được nêu trên làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước cụ thể hóa thành các hướng dẫn cụ thể để hoạt động khai khoáng theo đúng phương hướng đã đề ra.

Trên cơ sở nêu ra thực trạng quản lý nhà nước đối với khai thác khoáng sản ở huyện phong Điền, cũng như nêu ra được những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế được nêu ở chương 2 kết hợp với mục tiêu và phương hướng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản huyện Phong Điền. tác giả đã đề xuất các giải pháp sát thực tế và phù hợp với điều kiện của huyện bao gồm: Giải pháp hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền; Giải pháp hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản và xây dựng các nguyên tắc trong hoạt động quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản. Cần phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản.

Ngoài ra để thực thiện có hiệu quả các giải pháp trên và nâng cao hiệu quả quản lý của huyện Phong Điền thì tác giả cũng đã đề ra những kiến nghị đối với Quốc hội và Bộ tài nguyên và Môi trường về sửa đổi một số điều trong luật khoáng sản đảm bảo tính khả thi, thuận lợi cho triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản. Kiến nghị với tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Phong Điền, các đơn vị doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện khắc phục những hạn chế, những vấn đề yếu kém trong quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.

Phần 3: KẾT LUẬN

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là than bùn, cát thạch anh, đá vôi xi măng và sét gạch ngói, nước khoáng Thanh Tân … với trữ lượng phong phú và chất lượng tốt. Đây là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành công nghiệp VLXD. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện khá sôi động.

Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản có hiệu quả khi và chỉ khi nó đạt được mục tiêu đề ra, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hạn chế sự tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đặc biệt nhân dân vùng khai thác khoáng sản. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng cao, do đó sức ép đối với khai thác khoáng sản ngày càng lớn. Để khai thác khoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả thì quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là nhân tố mang ý nghĩa quyết định, điều đó đòi hỏi hoạt động này ngày càng phải hoàn thiện. Thời gian qua, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước và trên tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện hơn. Cùng với đó, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế đã được tăng cường, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.

Bám sát khung lý thuyết và phân tích thực trạng, việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền được trình bày trên 5 nhóm giải pháp: Hoàn thiện pháp luật, quy định của nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện; Hoàn thiện chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản; xây dựng các

nguyên tắc trong hoạt động quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản; phối hợp và hợp tác trong quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản. Tuy nhiên để hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn một địa phương như huyện Phong Điền, thì ngoài các giải pháp mang tính tự thân trong nội bộ huyện cũng cần có cơ chế, chính sách quản lý đồng bộ, hoàn chỉnh từ phía các cơ quan Nhà nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế và ở Trung ương.

Mặc dù trong quá trình thu thập, xử lý số liệu và phân tích, học viên đã cố gắng cẩn trọng để đảm bảo tính chính xác, khách quan của các kết quả nghiên cứu trong luận văn; tuy nhiên, sai sót là điều không thể tránh khỏi. Học viên kính mong nhận được những ý kiến góp ý từ phía thầy, cô để luận văn có thể hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2011), Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Chính phủ (2012), Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.

3. Chính phủ (2012), Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

4. Chi cục Thống kê Phong Điền (2019), Niên giám thống kê 2018, Phong Điền.

5. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2008), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

6. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Hành chính công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

7. Học viện Hành chính Quốc gia (2012), Giáo trình quản lý nhà nước

về khoa học công nghệ và tài nguyên môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

8. Lại Hồng Thanh (2009), Quản lý nhà nước về khoáng sản, Hà Nội. 9. Lê Quang Thuận và cộng sự (2015), Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả và quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

10. Quốc hội (2010), Luật Khoáng sản

11. Nguyễn Thành Sơn (2009), Tổng quan về khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

12. Nguyễn Thành Sơn (2015), Công nghiệp khai khoáng: thực trạng và nhu cầu cải cách. Hội thảo khoa học: Quản trị ngành công nghiệp khai thác ở

Việt Nam: Thách thức và nhu cầu cải các, Trung tâm Con người và Thiên

nhiên, Liên minh Khoáng sản và Trung tâm Phát triển & Hội nhập, Hà Nội, tháng 12 năm 2015.

13. Thanh tra Chính phủ (2015), Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

14. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.

15. Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (2018), Biên bản thanh tra, Đoàn thanh tra.

16. Sở Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

17. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền (2016), Báo cáo về việc dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản và đề xuất quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030.

18. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền (2017), Báo cáo về việc tham gia ý kiến Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh trên địa bàn huyện.

19. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền (2017), Báo cáo về nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 huyện.

20. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền (2018), Báo cáo về tình hình hoạt động và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện.

21. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền (2018), Báo cáo kết quả kiểm

tra hoạt động khai thác các loại khoáng sản trên địa bàn huyện, Đoàn thanh

tra huyện.

22. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền (2018), Báo cáo về việc trả lời chất vấn của Đại biểu HĐND huyện khóa VI liên quan đến công tác quản lý

nhà nước về tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện, Phòng Tài nguyên và

23. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền (2019), Báo cáo kết quả thực hiện mộ số cam kết sau trả lời chất vấn HĐND huyện về tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện.

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định ban hành “ Quy định Quản lý khai thác cát, sỏi ở bãi bồi và lòng sông trên địa bàn tỉnh.

25. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định ban hành Quy định về quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý, trao đổi thông tin, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi giữa các lực lượng kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn tỉnh.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2018-2019.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Kết luận thanh tra, Sở tài nguyên và Môi trường.

29. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Biên bản làm việc, Sở kế hoạch và Đầu tư.

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Quyết định phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của tỉnh.

31. Viện tư vấn và phát triển (2010), Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

32. Website của Bộ Tài nguyên và Môi trường: www.monre.gov.vn.

33. Website của Chính phủ: chinhphu.vn.

34. Website của Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)