7. Cấu trúc luận văn
1.3.6. Yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về khai thác khoáng sản
a. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
- Pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước về khai thác khoáng sản
Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về lĩnh vực khoáng sản, trong đó có khai thác khoáng sản. Việc ban hành các văn bản pháp luật về khai thác khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý về khai thác khoáng sản.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt được trong một thời kỳ dài. Việc quản lý nhà nước về khai
thác khoáng sản phải tuân theo các quan điểm, đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu chung của đất nước.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của nước ta tại văn kiện Đại hội XI của Đảng, đã nêu rõ quan điểm:
+ Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên
+ Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Đây chính là định hướng để từ đó xây dựng các chính sách về khai thác khoáng sản một cách phù hợp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, bao trùm hầu hết các lĩnh vực và lôi cuốn nhiều nước tham gia. Từ năm 2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, pháp luật, chính sách về lĩnh vực khoáng sản phải bảo đảm phù hợp các cam kết của Việt nam.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Công sản (các điều kiện, phương tiện để hoạt động) là một trong các công cụ chủ yếu được các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng trong quản lý nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn mà Nhà nước đã giao. Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp công cụ quản lý ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật đang ngày càng thể hiện vai trò to lớn trong cuộc sống thì các phương tiện thông tin như: điện thoại, ghi âm, ghi hình, vô tuyến truyền hình trong quản lý, máy vi tính đang trở thành những phương tiện phổ thông giúp cho các chủ thể quản lý thực hiện có hiệu quả công tác quản lý.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản
- “Cơ chế phối hợp” chính là “phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung”. Cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, phối hợp được thực hiện trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, lập quy hoạch đến việc tổ chức thực hiện.
b. Nhóm yếu tố thuộc địa phương
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương là luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định. Theo quy định ở địa phương có Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, quy hoạch thường được lập cho thời kỳ 10 năm.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một công cụ quản lý điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, là sự cụ thể hoá các mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển theo từng thời kỳ qua hệ thống các mục tiêu, biện pháp định hướng phát triển và các chương trình hành động bên cạnh hệ thống chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương là căn cứ quan trọng để lập quy hoạch, kế hoạch về khai thác khoáng sản ở địa phương cũng như có các quy định, chính sách quản lý khai thác khoáng sản phù hợp để đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
Chính sách khai thác khoáng sản của địa phương là đường lối cụ thể về khai thác khoáng sản ở địa phương cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy.
Chính sách khai khoáng của địa phương như khai thác để phục vụ nhu cầu địa phương hay phục vụ nhu cầu cả các tỉnh trong vùng, xác định hoặc không xác định khai thác khoáng sản là ngành kinh tế mũi nhọn, bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác….đều có tác động trực tiếp đến quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương
Sự phân bố khoáng sản, trữ lượng khoáng sản, vị trí địa lý, nhu cầu thị trường, hệ thống giao thông, sông…là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khai thác khoáng sản và do đó tác động đến quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản.
- Sự tham gia của cộng đồng dân cư khu vực khai thác khoáng sản
Trên một phương diện nào đó, cộng đồng dân cư khu vực khai thác khoáng sản chính là cánh tay nối dài của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản. Nếu cộng đồng dân cư khu vực khai thác khoáng sản tích cực tham gia theo dõi, giám sát hoạt động khai khoáng, phát hiện và thông báo sớm các hành vi vi phạm thì sẽ góp phần hạn chế các vụ vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, giúp cơ quan quản lý xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
c. Yếu tố thuộc về doanh nghiệp khai thác khoáng sản
- Ý thức chấp hành pháp luật về khai thác khoáng sản
Thực tiễn đã cho thấy rằng nếu doanh nghiệp, chủ thể khai thác khoáng sản có ý thức chấp hành pháp luật về khai thác khoáng sản tốt thì sẽ không hoặc hạn chế xảy ra vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản (khai thác
thác, không thực hiện cam kết về an toàn lao động...), gây khó khăn cho hoạt động quản lý.
- Năng lực tài chính
Một trong những nguyên tắc quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
là:“Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư”. Để thực hiện được
nguyên tắc quản lý này, yêu cầu cơ bản là phải lựa chọn được doanh nghiệp khai thác khoáng sản có năng lực tài chính. Chỉ khi doanh nghiệp có năng lực tài chính mới có khả năng đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án khai khoáng, đầu tư máy móc, áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến để thu hồi tối đa khoáng sản, hạn chế xảy ra tổn thất khoáng sản trong khai thác, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường cũng như đảm bảo an toàn lao động trong khai thác.
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp khai thác
Nhân lực trong doanh nghiệp khai thác khoáng sản là những người trực tiếp tham gia quá trình khai thác khoáng sản. Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khai thác đúng thiết kế, đảm bảo an toàn lao động…
- Năng lực quản lý và kinh nghiệm khai thác khoáng sản của doanh nghiệp Lựa chọn doanh nghiệp có năng lực quản lý, kinh nghiệm khai thác khoáng sản sẽ xóa bỏ tình trạng buôn bán giấy phép khai thác hay “ôm mỏ” rất phổ biến trước đây. Theo quy định, để được cấp phép khai thác khoáng sản thì doanh nghiệp phải có dự án đầu tư khai thác khoáng sản, trong đó có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành phù hợp; tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản không được tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản nếu không có giám đốc điều hành mỏ có đủ tiêu chuẩn trình độ, năng lực theo quy định tại Điều 62 Luật khoáng sản.