Đối với Chính phủ, các Bộ ngàn hở Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 102 - 103)

- Đề nghị Chính phủ cho phép các thị trấn thuộc các tỉnh miền núi được thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, vì hầu hết các thị

trấn miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội còn hết sức khó khăn, đa số người dân sản xuất sinh sống bằng nghề nông.

- Đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương giới thiệu, đề xuất các doanh nghiệp, tập đoàn lớn để đỡ đầu, hỗ trợ nguồn lực cho tỉnh Cao Bằng thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới.

- Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ ưu tiên ban hành cơ chế, chính sách phân bổ nguồn lực theo tính đặc thù cho các tỉnh miền núi, vùng cao, tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, có diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân cư thưa, tỷ lệ hộ nghèo cao để thực hiện chương trình được thuận lợi hơn.

- Đề nghị Bộ, ngành Trung ương chỉnh sửa tiêu chí về môi trường trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới phù hợp với tính chất đặc thù của từng vùng miền, nhất là vùng núi biên giới. Vì qua thực tiễn triển khai, hầu hết các xã của tỉnh Cao Bằng đều đánh giá môi trường là một trong những tiêu chí khó đạt nhất. Để đạt được tiêu chí này, các xã phải đạt được 5 nội dung nhỏ, bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Thực tế tại Cao Bằng do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, quỹ đất hẹp, dân cư thưa thớt, điều kiện sống hết sức khó khăn, do vậy để thực hiện được tiêu chí này rất khó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)