Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 75 - 81)

2.3.1.1. Những kết quả đạt được:

Chương trình xây dựng NTM đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, BCĐ Chương trình NTM tỉnh Cao Bằng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và quyết liệt. Chương trình là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước hợp với lòng dân nên đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm. Các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường và vấn đề an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, làm việc, vui chơi giải trí, hoạt động thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Cơ chế hỗ trợ xi măng

của tỉnh cho các thôn làm đường giao thông đã phát huy hiệu quả tốt; ngoài kinh phí tỉnh hỗ trợ, một số huyện, thành phố đã hỗ trợ thêm cát, đá cùng với nhân dân bỏ công sức để làm và giám sát đã tạo không khí sôi nổi trong toàn tỉnh và góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng NTM khắp các địa phương trong tỉnh. Chương trình xây dựng NTM đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt đối với cả hệ thống chính trị; các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Ban chỉ đạo cùng cấp.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng là có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại nông thôn, gắn xây dựng nông thôn mới với đô thị theo quy hoạch. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững.

Tỉnh Cao Bằng có 177 xã/199 xã, phường, thị trấn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Qua 7 năm thực hiện Chương trình (từ năm 2011 đến năm 2017), dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, cùng với sự cố gắng của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng, tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh Cao Bằng có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Minh Tâm - Nguyên Bình, Trường Hà - Hà Quảng công nhận năm 2015; xã Hưng Đạo - TPCB, Phúc Sen - Quảng Uyên, Phong Châu - Trùng Khánh công nhận năm 2016; xã Nam Tuấn, Hồng Việt - Hòa An, xã Đào Ngạn - Hà Quảng, xã Cao Chương - Trà Lĩnh; xã Đức Long – Thạch An công nhận năm 2017). Có 38 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; 115 xã đạt 5 - 9 tiêu chí; 14 xã dưới 5 tiêu chí. Bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 8,27 tiêu chí/xã.

Bảng 2.9. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tỉnh Cao Bằng từ năm 2011 đến 2017 TT MỤC TIÊU ĐVT Kết quả đến 31/12/2011 Kết quả đến 31/12/2014 Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 Tổng số xã thực hiện CT NTM 177 177 177 177 177 1 Bình quân số TC đạt chuẩn/ xã 1,86 5,48 6,46 7,33 8,27 2 Mức độ đạt chuẩn của các xã 2.1 Số xã đạt chuẩn (19 tiêu chí) NTM 0 0 2 5 10 2.2 Số xã đạt 18 tiêu chí 0 0 2.3 Số xã đạt 17 tiêu chí 0 0 0 2.4 Số xã đạt 16 tiêu chí 1 0 0 2.5 Số xã đạt 15 tiêu chí 1 2 2 0 2.6 Số xã đạt 14 tiêu chí 4 2 2 2 2.7 Số xã đạt 13 tiêu chí 1 0 0 3 2.8 Số xã đạt 12 tiêu chí 1 4 2 7 2.9 Số xã đạt 11 tiêu chí 1 1 2 7 11 2.10 Số xã đạt 10 tiêu chí 2 3 6 6 15 2.11 Số xã đạt 09 tiêu chí 8 6 23 17 2.12 Số xã đạt 08 tiêu chí 11 20 22 24 2.13 Số xã đạt 07 tiêu chí 3 19 25 27 29 2.14 Số xã đạt 06 tiêu chí 5 24 36 35 26 2.15 Số xã đạt 05 tiêu chí 5 31 31 22 19 2.16 Số xã đạt 04 tiêu chí 12 30 29 21 11 2.17 Số xã đạt 03 tiêu chí 28 31 10 1 3 2.18 Số xã đạt 02 tiêu chí 49 12 1 2 0 2.19 Số xã đạt 01 tiêu chí 57 0 0 0 0 2.20 Số xã đạt 0 tiêu chí 15 0 0 0 0

3 Kết quả đạt chuẩn theo từng

TC 1,86 5,48 6,46 7,33 8,27 3.1 Số xã đạt TC số 1 về Quy hoạch 17 163 176 176 177 3.2 Số xã đạt TC số 2 về Giao thông xã 1 3 5 8 29 3.3 Số xã đạt TC số 3 về Thủy lợi 11 49 54 68 96 3.4 Số xã đạt TC số 4 về Điện 36 88 93 100 101 3.5 Số xã đạt TC số 5 về Trường học 4 4 8 16 26 3.6 Số xã đạt TC số 6 về CS VC VH 0 0 2 6 10 3.7 Số xã đạt TC số 7 về CSHT T mại NT 8 69 94 109 127

3.8 Số xã đạt TC số 8 về Thông tin và TT 5 69 108 125 95 3.9 Số xã đạt TC số 9 về Nhà ở dân 5 8 8 14 27 3.10 Số xã đạt TC số 10 về Thu nhập 4 16 14 13 16 3.11 Số xã đạt TC số 11 về Hộ nghèo 13 30 33 13 16 3.12 Số xã đạt TC số 12 về LĐ có VL 7 67 71 94 116 3.13 Số xã đạt TC số 13 về Tổ chức SX 3 45 47 62 65 3.14 Số xã đạt TC số 14 về Giáo dục 17 33 33 53 82 3.15 Số xã đạt TC số 15 về Y tế 19 50 62 77 85 3.16 Số xã đạt TC số 16 về Văn hoá 13 26 33 44 63 3.17 Số xã đạt TC số 17 về MT và ATTP 18 1 3 7 19 3.18 Số xã đạt TC số 18 về HT CT, t. cận PL 36 88 137 142 149 3.19 Số xã đạt TC số 19 về QP và AN 113 161 162 170 165

(Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng)

Những kết quả nổi bật của quá trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thực sự là một dấu ấn quan trọng, là niềm tự hào và cũng chính là động lực để giúp các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện trong xây dựng Nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

2.3.1.2. Những nguyên nhân đạt được kết quả trên

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã thể hiện được tính đúng đắn, kịp thời, được các ngành, các cấp nhất trí cao và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, có sự đồng thuận cao của người dân nông thôn. Phong trào thi đua "Cao Bằng chung sức xây dựng nông thôn mới" được nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực đối với chương trình xây dựng NTM.

Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục được thực hiện thường xuyên, liên tục, đa dạng, hiệu quả đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đã làm thay đổi rõ rệt nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và nhân dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều cán bộ thực sự tâm huyết, trách nhiệm cao với phong trào, cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhận thức được trách nhiệm trong thực hiện Chương trình, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới ngày càng được xác định rõ ràng hơn. Nhiều tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp sức lao động, vật liệu, hiến đất làm các công trình giao thông, thủy lợi, trường học....

Việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện cơ chế, chính sách đồng bộ và kịp thời đã trao quyền chủ động cho các cấp cơ sở, phát huy cao vai trò chủ thể của người dân, của cộng đồng.

Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp của lãnh đạo các cấp với cơ sở, và ý

kiến về tâm tư, nguyện vọng của người dân được tiếp thu, đã làm cho những vấn đề khó khăn, bức xúc được kịp thời tháo gỡ.

Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn được thực hiện thường xuyên, liên tục; việc sơ kết, tổng kết, khen thưởng, vinh danh các tập thể, cá nhân điển hình được quan tâm đúng mức, đã tạo nên phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn tỉnh.

Trong phong trào Xây dựng nông thôn mới tại Cao Bằng, điểm đáng chú ý là dân chủ cơ sở được phát huy, người dân được tham gia công tác quy hoạch, xây dựng đề án, được lựa chọn thời gian và cách thức xây dựng công trình... cách làm này đã động viên người dân phấn khởi, tự giác tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, còn có sự kết hợp của nhiều yếu tố như:

Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: Mục tiêu quan trọng nhất là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân đã được thể hiện ngày càng

rõ, trên cơ sở áp dụng các mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả, gắn với quy hoạch và phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, liên kết sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại các xã được cải thiện.

Về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đây là nhóm tiêu chí được các địa phương quan tâm và chỉ đạo tích cực trong quá trình triển khai chương trình. Việc xây dựng nâng cấp các công trình đều do người dân và cộng đồng lựa chọn từ nhu cầu thực tế và nguồn lực tổng hợp từ nhiều nguồn, nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, người dân và vốn vay, trong đó nguồn vốn của Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đóng góp của người dân chủ yếu là ngày công lao động và một phần vốn huy động từ đổi đất, hiến đất để xây dựng đường giao thông thôn, xóm, tham gia vận động nhân dân giải phóng mặt bằng…

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, các xã đã thực hiện lấy ý kiến góp ý của cộng đồng dân cư từ khâu khảo sát, lập danh mục đầu tư, xác định nguồn vốn đến khâu hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành theo phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Các địa phương đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có lợi thế, có giá trị, có sức cạnh tranh cao; lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các nội dung trong quy hoạch để xây dựng kế hoạch thực hiện một cách hợp lý, bảo đảm hoàn thành nội dung theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời chú trọng việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

Nguồn lực: Đã huy động được nguồn lực tài chính nhiều hơn cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là Chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những kết quả trên đây cho thấy, quá trình quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Cao Bằng đã được triển khai một cách đúng đắn,

kịp thời và hiệu quả. Thành công bước đầu này còn cho thấy tác động tích cực đối với các cấp, các ngành và người dân, các doanh nghiệp về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Qua đó, tăng lòng tin của dân cư nông thôn đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)