Quản lý nhà nước về XD NTM không chỉ là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm mục tiêu xây dựng NTM mà còn là tập hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Để thực hiện được mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi phải kiên trì trong thời gian dài với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, phát huy cao độ vai trò của người dân và các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở (xã, thôn). Hệ thống chính trị ở cơ sở phải thường xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, sức mạnh tổng hợp của quần chúng ngày càng phát huy; an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững ổn định.
Chính vì vậy, xét trên khía cạnh tổng thể, quản lý nhà nước trong xây dựng NTM cần tập trung vào một số nội dung sau:
1.2.2.1. Hoạch định chiến lược quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu phát triển dân cư; hạ tầng KT-XH, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… theo chuẩn NTM theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và không có chất lượng thì xây dựng nông thôn mới sẽ gặp khó khăn và không đi đến đích, từ đó vấn đề quy hoạch nông thôn mới là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong vấn đề xây dựng nông thôn mới. Tiêu chí quy hoạch thể hiện tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí các khu vực nông thôn, đảm bảo kết cấu hạ tầng nông thôn được bền vững. Việc quy hoạch bao gồm: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
1.2.2.2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng nông thôn mới
Hoàn thiện hệ thống các văn bản đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời có chủ trương, chính sách đồng bộ, cụ thể; huy động được nguồn lực, sức mạnh tổng hợp của nhân dân và cả hệ thống chính trị. kịp thời chấn chỉnh, tháo gỡ các vướng mắc của hệ thống khung pháp lý, các văn bản hướng dẫn của giai đoạn trước, tạo thêm động lực, khích lệ các địa phương triển khai Chương trình trong giai đoạn sau.
1.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Được thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 do Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ QLNN của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn; Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn được quy định rõ trong việc phối hợp xây dựng nông thôn mới. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở cấp địa phương để tuyên truyền, quản lý cũng như chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện chương trình. Mỗi huyện đều thành lập Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới để quản lý chuyên biệt về xây dựng nông thôn mới trên từng địa bàn.
1.2.2.4.Huy động và sử dụng các nguồn lực
Nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiểu là nguồn nhân lực và nguồn vật lực (nguồn lực tài chính).
Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Xác định được vấn đề này, nhiều địa phương xây dựng NTM
đã rất chú ý đến việc tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ tốt cho chương trình.
Nguồn vật lực (nguồn lực tài chính) là các hình thức vốn có được từ các nguồn khác nhau như: ngân sách Trung ương và địa phương, đầu tư vào tín dụng từ các tổ chức và cá nhân, từ dân cư và cộng đồng. Vì vậy, huy động nguồn lực là các giải pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn