Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 36 - 38)

Dù gặp nhiều khó khăn, song với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc quyết liệt từ thành phố đến cơ sở, trong đó đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của mỗi người dân, công tác phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM đã có bước phát triển toàn diện và đạt được những thành tựu nổi bật. Diện mạo nông thôn ngoại thành ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần

nông dân được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Đến tháng 12 năm

2017, với 4 huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 255/286 xã đã đạt chuẩn (66,06%), và 45 xã đang được thẩm định đề nghị công nhận đạt chuẩn, Hà Nội được đánh giá là địa phương đi đầu cả nước về xây dựng NTM sau 7 năm thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Để Hà Nội đạt được những kết quả nổi bật về lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM là một vấn đề lớn. Có thể khái quát một số nguyên nhân và kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, Thành ủy luôn quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư, các chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, chủ động nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, kịp thời xây dựng các chương trình với lộ trình, cách làm phù hợp, sáng tạo.

Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, với sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp của thành phố tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ, với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tích cực của các cấp, các ngành, trong từng thời kỳ cụ thể; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá, tập trung tổ chức thực hiện nhiệm vụ sâu sát, quyết liệt, dứt điểm, tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM của Thủ đô.

Ba là Thành ủy Hà Nội đặc biệt chú trọng và có giải pháp cụ thể, khả thi để chủ động thu hút, phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa, tập trung đầu tư cho lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này nên ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào “toàn dân chung sức xây dựng NTM”, từ tháng 9.2010, Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước chủ động xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức lễ phát động hưởng ứng chủ trương của Chính phủ.

Thành ủy và UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện, trong đó có Quyết định số 16 (ngày 6.7.2016) quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng NTM. Sau 5 năm (2011 - 2015), Hà Nội đã huy động được tổng kinh phí gần 34,5 nghìn tỷ đồng, vượt 70% kế hoạch để triển khai xây dựng NTM.

Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gần 23,6 ngàn tỷ đồng (đạt 186,5% kế hoạch); nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước gồm 10,9 nghìn tỷ đồng (đạt 143% kế hoạch). Thủ đô Hà Nội là một trong số ít địa phương đi đầu cả nước về thực hiện chủ trương xã hội hóa, chủ động phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn lực xã hội, để tập trung đầu tư đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống của nông dân Thủ đô.

Bốn là, với vị thế đặc thù là Thủ đô của đất nước, TP.Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của T.Ư Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội T.Ư; sự ủng hộ, hợp tác tích cực của tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đó vừa là những kinh nghiệm chủ yếu rất quan trọng, vừa là yếu tố quyết định để Đảng bộ Hà Nội nỗ lực phấn đấu, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm

vụ chính trị của thành phố nói chung, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân Thủ đô nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)