2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng
2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi của tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía Bắc của Tổ quốc với
diện tích tự nhiên toàn tỉnh 6.700,26 km2
, bằng 2,02% diện tích tự nhiên toàn quốc; đất nông nghiệp chiếm hơn 109.330 ha; đất lâm nghiệp, núi đá, sông suối là 508.761 ha, Cao Bằng có đường biên giới giáp với nước Trung Quốc dài 333,403 km và là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc dài nhất Việt Nam.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn;
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang;
Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố và 12 huyện, bao gồm các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hạ Lang, Quảng Uyên, Thạch An, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Nguyên Bình, Thông Nông, Hòa An, Phục Hòa, Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng, với tổng số 199 xã, phường, thị trấn (cụ thể 177 xã, 8 phường và 14 thị trấn) ; trong đó có 137 xã đặc biệt khó khăn, 46 xã biên giới và 30 xã an toàn khu. Cụ thể: Xã thuộc khu vực I là 11 xã; Xã thuộc khu vực II là 49 xã có 168 thôn đặc biệt khó khăn; Xã thuộc khu vực III là 139 xã có 1.430 thôn đặc biệt khó khăn.
Cao Bằng có 5 huyện nghèo đang được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-Cp ngày 27/12/2008 của
Chính phủ và 01 huyện nghèo được hỗ trợ theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Chính phủ. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, thời điểm điều tra tháng 12/2015 toàn tỉnh có 52.409 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 42,53%; đến cuối năm 2017, số hộ nghèo toàn tỉnh còn 43.592 hộ, chiếm 34,77%.
Dân số toàn tỉnh khoảng 529.824 người; với 08 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó: dân tộc Tày chiếm: 40,97%, Dao: 10,08%, Kinh: 5,76%, Nùng: 31,08%, Mông: 10,13%, Hoa: 0,03 %, Sán Chỉ: 1,39%, Lô Lô: 0,47%, dân tộc khác: 0,09%. Cao Bằng là tỉnh có tỉ lệ dân tộc ít người cao nhất cả nước. Giữa các dân tộc có sự chênh lệch lớn về sự phát triển; các dân tộc Kinh, Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở những thị trấn, thị tứ, thị xã và các thung lũng ven sườn đồi, những nơi có địa hình thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội; các dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ chủ yếu cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, núi đá có địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn.
Cao Bằng là một tỉnh có vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc và cả nước, nhưng lại có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với thị trường Trung Quốc, hiện nay, tỉnh Cao Bằng có 06 cửa khẩu, 09 lối mở và điểm thông quan với Trung Quốc, trong đó, có 01 cửa khẩu Quốc tế là cửa khẩu Tà Lùng (huyện Phục Hòa), 03 cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) là cửa khẩu Lý Vạn (huyện Hạ Lang), cửa khẩu Trà Lĩnh (huyện Trà Lĩnh), cửa khẩu Sóc Giang (huyện Hà Quảng), 02 cửa khẩu phụ là cửa khẩu Hạ Lang (huyện Hạ Lang) và cửa khẩu Pò Peo (huyện Trùng Khánh); ngoài ra dọc theo biên giới còn có các cặp chợ biên giới tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và du lịch phát triển.
sông suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,… Sự đa dạng của địa hình đã tạo ra các tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển nhiều loài cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của địa hình cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển kết cấu hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông, đồng thời cũng tạo ra sự manh mún diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn, sạt lở đất trong mùa mưa.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
a) Một số số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cao Bằng năm sau thường cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và tăng dẫn tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người vượt kế hoạch; sản lượng lương thực và một số cây trồng tăng ...
Trong giai đoạn 2011 - 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của
tỉnh Cao Bằng đạt bình quân 9,2%/năm, bằng 82% so với mục tiêu đề ra; thu nhập bình quân đầu người đạt 20,8 triệu đồng; công nghiệp, xây dựng tăng từ 20% lên 20,4%, dịch vụ tăng từ 47,7% lên 51,3%; nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 32,3% xuống 27,62% so với năm 2010
Năm 2017, có 17/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, cụ thể: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2017 đạt 7,02%/7,0% (vượt KH); GRDP bình quân đầu người/năm đạt 23,5/22,9 triệu đồng (vượt KH); (3) Tổng sản lượng lương thực đạt 273,9 nghìn tấn, đạt 104,7% KH; giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên một đơn vị diện tích ha đạt 37 triệu đồng/ha, đạt KH; (4) Tổng thu ngân sách năm 2017 đạt 1.543,2 tỷ đồng, tăng 37,8% so với dự toán Trung ương giao; (5) Kim nghạch xuất nhập khẩu đạt 802,3 triệu USD, tăng 19% so với KH; (6) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 5,1%,
đạt KH; (7) Chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học tiếp tục được nâng cao, mỗi huyện, thành phố tăng thêm được 01 trường chuẩn, có 15/13 trường đạt chuẩn, vượt KH; (8) Giảm tỷ suất sinh 0,1/0,09%, vượt KH; (9) Có 13 bác sỹ/vạn dân, vượt KH; (10) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 19/19, đạt KH; (11) Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 82/82%, đạt KH; (12) Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3.86%, vượt KH; (13) Tỷ lệ lao động qua đào tạo 37/37%; (14) Số xã được công nhân đạt tiêu chí nông thôn mới 5/4 xã, vượt KH; (15) Tỷ lệ che phủ rừng 54,2/54,2%, đạt KH; (16) Tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch 85/85%, đạt KH; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 87/87%, đạt KH; (17) Số hộ đưa gia súc ra khỏi gầm sàn ước đạt 3.300/2.578 hộ, vượt 12,8% so với KH.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012- 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016
1 Dân số Người 515.188 517.921 520.168 524.644 529.824
2
Tổng GRDP (giá HH) Tỷ đồng 8.614 9.624 10.237 10.396 11.019
Nông lâm, thủy sản % 27,75 28,34 28,05 29,24 27,82
Công nghiệp, xây
dựng % 22,42 20,96 20,23 18,27 18,71 Dịch vụ % 49,83 50,7 51,72 52,49 53,47 6 GRDP bp/người Tr.đ/ người 16,72 18,58 19,66 19,76 20,79 7 Giá trị sản xuất nghành CN-XD (giá HH) Tỷ đồng 1.931 20.17 2.071 1.894 2.061 8 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 2.466 2.656 2.638 2.671 2.657
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016
địa phương (giá HH)
9 Tổng chi ngân sách
địa phương (giá HH) Tỷ đồng 10.947 11.400 10.756 13.430 19.935
10 Tổng vốn đầu tư (Giá
HH) Tỷ đồng 6.223 6.833 7.283 6.851 7.231 11 Tổng kim nghạch xuất khẩu hàng hóa Triệu USD 11,06 11,32 14,51 3,62 1,82 12 Tổng kim nghạch nhập khẩu hàng hóa Triệu USD 22,07 38,37 24,07 28,24 19,97
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng)
Nhìn chung, giai đoạn 2011-2017, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì phát triển, tốc độ tăng bình quân trên 5,2%/năm, các ngành, lĩnh vực đều có sự phát triển những vẫn còn thấp và không đều qua từng năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục được dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng; thu nhập bình quân đầu người có tăng so với năm trước; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2015 được duy trì, tuy nhiên giai đoạn 2016-2017 có sự tăng trưởng cao; việc sử dụng giống mới, thâm canh, cải tiến, kỹ thuật đã tạo ra sản lượng lương thực ngày càng nhiều; lương thực bình quân đầu người ngày càng tăng, đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh; công nghiệp chế biến được quan tâm phát triển, nhiều nhà máy đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo giá trị ngày càng lớn; các công trình xây dựng kiên cố ngày càng phát triển; hạ tầng xuất nhập khẩu cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển và buôn bán hàng hóa; môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư trên địa
bàn; giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh; công tác đào tạo lao động ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững qua từng năm, kết quả đến nay còn 34,77% (theo tiêu chí chuẩn nghèo mới), mỗi năm giảm 4%/năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chất lượng chưa cao, thiếu bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn chậm và gặp nhiều khó khăn; các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu, việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế; sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn; một số doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn tạm dừng sản xuất; giải ngân vốn đầu tư đầu tư công chậm, huy động vốn đầu tư từ các nhà đầu tư đạt thấp; chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở y tế chưa cao; phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn hạn chế; tái nghèo và phát sinh hộ nghèo còn cao; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân ở một số cấp, vẫn còn hình thức, vẫn còn tình trạng khiếu nại vượt cấp; tình hình an ninh trật tự xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; việc ban hành một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo từ tỉnh đến xã còn chưa kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra ở một số lĩnh vực còn hạn chế, chất lượng chưa cao.
Nguyên nhân: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở một số nơi, một số cấp, một số lĩnh vực còn yếu; công tác tham mưu, xây dựng, ban hành, hướng dẫn triển khai một số nhiệm vụ chưa chủ động, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Công tác phối kết hợp giữa các cấp và trong một số đơn vị chưa đồng bộ, chặt chẽ, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công
việc. Công tác cải cách hành chính ở một số ngành, địa phương còn hạn chế. Tinh thần, thái độ phục vụ, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành trên một số lĩnh vực còn thấp, công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa chặt chẽ. Việc triển khai thực hiện các quyết định, chỉ đạo của UBND tỉnh ở một số đơn vị chưa nghiêm. Một số văn bản của Trung ương hiện đang trong quá trình sửa đổi ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định; việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp chưa cao; sản xuất hàng hóa và liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn lỏng lẻo. Nguyên liệu đầu cho sản xuất công nghiệp, chế biến khoáng sản còn nhiều khó khăn. Hạ tầng cửa khẩu, lối mở, điểm thông quan nhất là bến bãi và hạ tầng viễn thông còn yếu kém. Phía Trung Quốc tăng cường quản lý, hạn chế việc xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng tác động không thuận đến hoạt động kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới.
b. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2025. * Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2025:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 14,2%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 13,4%/năm giai đoạn 2021 - 2025; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 18 -20%/năm.
- Đến năm 2020: cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,4%, 46,6% và 20,2%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.484 USD/năm; thu ngân sách đạt khoảng 4.300 tỷ đồng/năm.
- Đến năm 2025: cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,3%, 50% và 16,7%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 5.143 USD/năm.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã - hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2025
1 Dân số Người 551.300 568.035
2 Tốc độ tăng dân số % 0,6 0,6
3 Tổng số lao động Người 398.926 446.426
4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 55 70
5 Tổng GRDP(giá HH theo VNĐ ) Nghìn tỷ 18.739 35.138
6 GRDP bp/người USD 2.484 5.143
7 Cơ cấu GRDP
7.1 + Công nghiệp - xây dựng % 33,4 33,3
7.2 + Nông lâm - thủy sản % 20,2 16,7
7.3 + Dịch vụ % 46,4 50
8 Giá trị sản xuất CN - XD Nghìn tỷ 6.258 11.700
9 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất CN – XD %/ năm 14,0 14,0
10 Tổng vốn đầu tư Nghìn tỷ 12.295 23.054
11 Tổng thu ngân sách Nghìn tỷ 4.300 7.200
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng)