Về tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 93 - 95)

Huy động, lồng ghép, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn lực xây dựng cơ sơ hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sơ hạ tầng trực tiếp phục vụ cho người dân trong sản xuất, sinh hoạt;

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là cơ sở thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất kinh doanh hàng hóa. Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm nhiều yếu tố như giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, chợ, cơ sở vật chất văn hóa, điểm bưu điện văn hóa, nhà ở dân cư. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh xây dựng NTM, trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng cần tập trung phát triển các yếu tố sau:

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn: Mạng lưới giao thông nông thôn là khâu quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng nông

thôn, nó có tính quyết định đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng nói riêng. Vì vậy, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn là một giải pháp đặc biệt quan trọng để thực hiện xây dựng NTM. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, tỉnh Cao Bằng đã có chủ trương hỗ trợ các địa phương xi măng để làm đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng vận động các nguồn xã hội hóa thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp, kêu gọi con em quê hương về chung tay xây dựng NTM; người dân tại các địa phương tham gia ngày công lao động, giám sát việc thi công, hiến đất làm đường, hiến đất làm các công trình phúc lợi cho thôn, xã.

Phát triển hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu nước, tác động trực tiếp đến năng suất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Vì vậy nó rất quan trọng trong quá trình xây dựng NTM hiện nay cũng như trong tương lai. Việc phát triển hệ thống thủy lợi của các xã trong thời gian tới phải giải quyết những vấn đề sau:

- Tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa các công trình đầu mối, đẩy nhanh việc nạo vét, tu sửa, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng và đẩy nhanh tốc độ kiên cố hóa nhằm khắc phục tình trạng rò rỉ làm thất thoát nước, tiết kiệm đất, giảm chi phí thủy lợi, phấn đấu bê tông hóa 100% hệ thống kênh mương nội đồng.

- Đẩy nhanh việc thay thế các công trình thủy nông đã xuống cấp, tiếp tục xây dựng mới và đổi mới kỹ thuật những trạm bơm đã sử dụng lâu năm, nay không đảm bảo năng lực thiết kế, cần phải được hiện đại hóa.

Phát triển mạng lưới điện nông thôn: Điện năng có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói riêng và trong quá trình xây dưng NTM của tỉnh Cao Bằng nói riêng. Đối với Cao Bằng, trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể để phát triển mạng lưới điện nông thôn như sau:

- Xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các trạm biến thế ở các thôn, xã; đặc biệt là các xã phát triển mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo thường xuyên cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng.

- Các tuyến đường điện trong các thôn, xã phải được nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống cột điện, có quy hoạch cụ thể về hành lang an toàn lưới điện cũng như chất lượng dây dẫn... đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và dân cư nông thôn.

- Các xã cần thực hiện đa dạng hóa các phương thức đầu tư sản xuất kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, giá điện ở nông thôn.

- Tăng cường năng lực điện cho nhu cầu các trạm bơm nước, nắp đặt thêm các loại máy biến thế, thiết bị điện toàn bộ và thiết bị lẻ có công suất từ nhỏ đến lớn phục vụ đầy đủ, kịp thời và chủ động cho tiêu úng cũng như chống hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)