Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 38 - 41)

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của một số

1.4.4. Bài học kinh nghiệm

thôn mới mà tỉnh Cao Bằng có thể tham khảo và vận dụng

Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang và Thành phố Hà Nội nói riêng, tại các địa phương trong cả nước nói chung, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà tỉnh Cao Bằng có thể tham khảo và vận dụng, đó là:

Một là, Trong quá trình triển khai phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn; hiện thực hóa phương châm hành động của cả hệ thống chính trị và người dân để đạt được sự đồng lòng, đồng thuận và đồng hành của nhân dân.

Hai là, Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, đã xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội từ tỉnh đến cơ sở, đó là: rõ về trách nhiệm; rõ về nội dung, nhiệm vụ; rõ về phương thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện và rõ về kết quả đạt được. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào XD NTM ngày càng đạt kết quả rõ nét hơn.

Ba là, Chú trọng và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở; đảm bảo sâu sát tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; sâu sát với thực tiễn địa bàn cơ sở; sâu sát với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân để thực hiện tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ tích cực nông dân phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập của người nông dân.

Bốn là, Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải ưu tiên tập trung, giành thời gian,

công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; luôn gần gũi, tôn trọng, thấu hiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, tạo sự lan tỏa nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.

Năm là, Coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và chú trọng công tác dân vận chính quyền với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, cần phải huy động nguồn lực trong dân để xây dựng NTM theo hướng công khai, dân chủ, đồng thuận cao để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện.

Sáu là, Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, gắn với phát triển ngành nghề nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; từ đó người dân có điều kiện để tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM.

Tiểu kết Chƣơng 1

Chương 1 của Luận văn đã đề cập đến và làm rõ những cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương này gồm 06 nội dung chính mà tác giả muốn đề cập, đó là:

1. Quản lý và quản lý nhà nước: “Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước”.

2. Nông thôn, nông thôn mới: Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

3. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao...

4. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của một số địa phương, đó là bài học cho Cao Bằng trong việc việc hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý nhà nước về xây dựng NTM để tiến kịp và sánh ngang với các tỉnh, thành trong cả nước.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)