Kiến nghị với Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 111 - 120)

3.3.2.1. Kiến nghị với Tổng cục Thuế

- Phối hợp với các bộ liên quan để xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn quy chế phối hợp, trao đổi và cung cấp thông tin;

- Tổng cục Thuế nâng cấp, hoàn thiện hơn nữa, đồng bộ cơ sở dữ liệu thông tin trên ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS hướng hiện đại, tích hợp nhiều chức năng, thông tin được cập nhật và xử lý nhanh chóng.

- Phát triển CNTT trong các hoạt động quản lý thuế gắn với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.

- Xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng, các chính sách chế độ đãi ngộ, luân chuyển, chính sách ưu tiên về nhân sự, tuyển dụng phù hợp cho công chức thuế trong toàn ngành tài chính.

- Xây dựng giáo trình, tài liệu để thực hiện đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ cho DN đối với công chức thuế;

- Tổng cục Thuế cần tổ chức thực hiện lấy ý kiến của toàn dân để đánh giá mức độ phù hợp của chính sách quản lý thuế trong đời sống xã hội, trên cơ sở đó có những bổ sung sửa đổi luật một cách kịp thời nhằm hoàn thiện một số nội dung của Luật Quản lý thuế.

- Tổng cục Thuế cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa thông tin, Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương xây dựng và cung cấp các đề cương tuyên truyền cho hệ thống mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và biên soạn nhiều bài học về thuế cơ bản, nhẹ nhàng đưa vào môn giáo dục công dân cho học sinh các cấp II, III. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Tìm hiểu về thuế”.

- Ngành thuế cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và CCNT. Bộ tiêu chí này có thể ban hành chung trong bộ tiêu chí đánh giá tất cả các mặt hoạt động của CQT hoặc được ban hành trong Quy trình Quản lý nợ và Quy trình Cưỡng chế nợ thuế.

- Tổng cục Thuế cần đẩy nhanh quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác hoàn thuế, xóa nợ, điều chỉnh nợ thuế. Đây là điều kiện đương nhiên, bởi vì dù chính sách có đúng đắn đến mấy mà không được tổ chức thực hiện theo đúng nội dung đề ra thì chính sách ấy cũng trở nên vô nghĩa.

3.3.2.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Hoàn thiện, xây dựng hệ thống các văn bản và chính sách một cách dễ hiểu, dễ áp dụng, có hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội; cần tham mưu để Chính phủ kịp thời điều chỉnh ban hành các chính sách, các hướng dẫn sát hợp với sự biến động của sản xuất và kinh doanh như: các chính sách miễn giảm thuế, các chính sách hướng dẫn tìm thêm thị trường tiêu

thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ người lao động khi mất việc làm, đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn, trong đó chú trọng hỗ trợ vốn cho các DN trợ vốn cho các dự án có hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm, kích thích sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, cần thiết phải hạn chế việc thay đổi chính sách thuế. Việc thay đổi chính sách thuế sẽ gây khó khăn cho DN trong hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, ảnh hưởng đến số nộp ngân sách và số tiền nợ thuế tăng lên hay giảm đi. Do vậy, mỗi thay đổi cần phải được cân nhắc, đồng thời pháp luật thuế phải mang tính dự báo, các quy định cần đón trước những diễn biến kinh tế xã hội để đảm bảo khả năng thực thi dài hạn. Việc thay đổi chính sách thuế không những gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của DN mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý thuế của cán bộ.

Đề nghị Bộ tài chính và Tổng cục Thuế xem xét có thể thêm các biện pháp gián tiếp để hạn chế quyền giao dịch của đối tượng nợ thuế như việc cấm đối tượng nợ thuế ký các hợp đồng giao dịch với cơ quan nhà nước; từ chối cấp Giấy chứng nhận nộp thuế là loại giấy bắt buộc phải xuất trình mới có thể nhận được thanh toán từ cơ quan nhà nước. Cần phải có quy định cụ thể những đối tượng được hưởng ưu đãi thuế của nhà nước phải là đối tượng không nợ thuế.

Đi liền với đó, CQT được phép cung cấp thông tin về đối tượng nợ thuế cho các tổ chức tài chính như NHTM, các TCTD về các đối tượng nợ thuế lớn, nợ thuế kéo dài, để các ngân hàng, tổ chức tài chính có “danh sách đen” để hạn chế khoản vay của đối tượng nợ thuế. Việc này cần được rà soát, phân loại và phối hợp cung cấp với ngân hàng theo từng quý để đảm bảo các đối tượng khi đã đáp ứng yêu cầu nghĩa vụ thuế với nhà nước sẽ lập tức được tháo “vòng kim cô” với các giao dịch ngân hàng. Còn đối tượng cố tình chây ì nợ sẽ khó lòng tiếp cận được vốn vay của các ngân hàng.

Cần xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về tài khoản ngân hàng của NNT để liên thông với dữ liệu của CQT, có như vậy mới kiểm tra, kiểm soát

được việc một cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể mở nhiều tài khoản giao dịch tại các ngân hàng khác nhau. Xây dựng dữ liệu về tài sản của cá nhân như: sở hữu về nhà, đất, bất động sản,… trên cơ sở đó cho phép CQT có quyền truy cập, tra cứu để kiểm tra phục vụ công tác quản lý, cưỡng chế nợ thuế.

Kiến nghị với các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu cho phép CQT có quyền khởi kiện NNT nợ thuế kéo dài, số lượng lớn (như cách làm của bảo hiểm). Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi, đưa thêm nội dung hành vi nợ tiền thuế chây ì, không nộp thuế vào loại tội danh hình sự và phải chịu phạt tù. Ngoài ra, phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan chuyên trách về tổ chức, kê biên và bán đấu giá tài sản một cách độc lập, chuyên nghiệp, nghiên cứu xem xét trao quyền cho CQT có quyền điều tra về các hành vi trốn thuế, nợ thuế.

Tóm tắt chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên, trong chương 3 tác giả đã định hướng, mục tiêu và đề xuất giải pháp hoàn thiện nợ thuế nói chung và giải pháp quản lý nợ thuế nói riêng tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên. Từ những giải pháp mang tính đồng bộ và có tính khả thi, thể hiện trên tất cả các mặt như hoàn thiện về pháp luật, nghiệp vụ, về cơ cấu tổ chức, về kỹ thuật quản lý, về con người… giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên. Tác giả còn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan của Nhà nước và địa phương.

KẾT LUẬN

Quản lý nợ thuế là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý thuế. Mục tiêu cuối cùng của quản lý nợ thuế là đảm bảo thu đủ số thuế phải nộp của người nộp thuế vào NSNN. Ngoài ra, quản lý nợ thuế tốt sẽ nâng cao hiệu quả của các chức năng khác như: quản lý kê khai thuế, thanh tra thuế, kiểm tra thuế…vì vậy kết quả quản lý nợ thuế chính là thước đo của quản lý thuế. Nhận thấy tầm quan trọng đó của công tác quản lý nợ thuế và với phương châm đồng hành cùng NNT; công tác quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực nhờ việc lắng nghe, chia sẻ khó khăn với người nộp thuế để từ đó có những giải pháp thu hiệu quả.

Tuy nhiên, quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế tại Chi cục là hết sức cần thiết và cần được nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện.

Đề tài đã phân tích những vấn đề lý luận nền tảng cơ bản như: khái niệm, vai trò của quản lý nợ thuế; phân loại nợ thuế; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nợ thuế.

Với mục tiêu đề xuất những ý kiến đóng góp hoàn thiện những lý luận cơ bản, chính sách về quản lý nợ thuế và đề ra những giải pháp nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên, luận văn đã tập trung làm rõ: lý luận về quản lý nợ thuế, trên cơ sở yêu cầu và mục tiêu của quản lý nợ thuế, nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý nợ thuế ở một số địa bàn để có thể áp dụng đối với TP Phúc Yên. Thông qua việc đi sâu vào nghiên cứu thực trang công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của

những tồn tại trong quản lý nợ thuế, phân tích những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế để từ đó đề xuất giải pháp cơ bản, đồng bộ có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nhưng đây là một đề tài khá khó và phức tạp, hơn nữa do hạn chế về thời gian và sự hiểu biết nên không tránh khỏi các khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2011), Quyết định 2162/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2015 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2022,

Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính về thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01/7/2007, Hà Nội.

4. Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên (2017 - 2019), Báo cáo số liệu nợ thuế hàng năm, Vĩnh Phúc.

5. Chính phủ (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội.

7. Hoàng Văn Hải (2014), Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Vĩnh Phúc, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

8. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình Quản lý Hành chính nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Học viện Tài chính (2016), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Tài chính. 10. Nguyễn Thùy Linh (2018), Quản lý nợ thuế tại Cục Thuế thành phố Hà

Nội, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

11. Đỗ Hoàng Nam, Nâng cao hiệu quả công tác QLN&CCNT ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

12. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, Hà Nội.

13. Quốc hội (2012), Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, Hà Nội. 14. Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược

Cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Hà Nội.

15. Tổng cục Thuế (2013), Quyết định 688/QĐ-TCT ngày 22/4/2013 về việc Ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế, Hà Nội. 16. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 về

việc ban hành Quy trình Quản lý nợ, Hà Nội.

17. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về việc ban hành Quy trình Cưỡng chế nợ thuế, Hà Nội.

18. Tổng cục Thuế (2019), Quyết định 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế, Hà Nội.

19. Tổng cục Thuế (2019), Quyết định 245/QĐ-TCT ngày 25/3/2019 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế, Hà Nội. 20. PGS.TS Lê Xuân Trường (2013), Tăng cường quản lý hóa đơn để chống

gian lận thuế, Tạp chí Tài chính, tháng 9 - 2013.

21. Nguyễn Hữu Tuấn (2015), Hiệu lực công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. PGS.TS Lê Xuân Trường & TS. Nguyễn Đình Chiến (2013), Nhận diện các hành vi gian lận thuế, Tạp chí Tài chính, tháng 9 - 2013.

23. TS. Lê Minh Trường, & ThS. Lê Minh Thắng, Tìm lời giải cho bài toán nợ thuế ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tháng 3 - 2012.

24. Nguyễn Hữu Tuấn (2015), Hiệu lực công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh, Luận văn Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 111 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)