Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 35)

1.2.4.1. Những nhân tố chủ quan

Quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế

Quy trình Quản lý nợ hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Một CQT xây dựng và thiết lập được Quy trình Quản lý nợ tốt, phù hợp sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý nợ thuế. Bởi vì, Quy trình Quản lý nợ hiệu quả sẽ góp phần tạo nên nền tảng tốt cho các bộ phận kết hợp ăn ý với nhau và các khâu quản lý được thực hiện một cách hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo trong quá trình thực hiện.

Bộ máy của Chi cục thuế, cơ cấu các bộ phận và nhân sự

Công tác quản lý nợ thuế không được tổ chức sắp xếp khoa học sẽ ảnh hưởng tới việc theo dõi nợ không chính xác. Mặt khác, QLN chồng chéo giữa các bộ phận chức năng sẽ làm tăng tính ỷ lại của bộ phận này vào bộ phận khác và dẫn đến sự lỏng lẻo trong quản lý, bỏ sót nợ hoặc đôn đốc nợ không kịp thời. Bên cạnh việc tổ chức công tác nợ thì việc đào tạo các kỹ năng QLN cho đội ngũ cán bộ quản lý cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đôn đốc, thu nợ nói riêng và quản lý thuế nói chung. Nếu cán bộ QLN không tinh thông nghiệp vụ thì khi xử lý vấn đề về nợ hoặc cưỡng chế sẽ lúng túng và không kịp thời.

Công cụ hỗ trợ quản lý nợ thuế

Các công cụ, ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ kê khai kế toán thuế thì ứng dụng quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác QLN. Việc nghiên cứu, thiết kế các ứng dụng, phần mềm QLN không hợp lý, kịp thời sẽ không phát huy hết hiệu quả của công nghệ thông tin (CNTT), ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu nợ trên phần mềm, ứng dụng không thống nhất với số liệu của NNT, dẫn đến tình trạng các thông tin của NNT

không đúng… làm cho khối lượng công việc của cán bộ quản lý nợ thuế tăng lên khi phải đối chiếu thông tin, số liệu với NNT. Ngoài ra, nếu áp dụng tính phạt nộp chậm theo Luật Quản lý thuế hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế sẽ có nhiều sai sót, thì còn gây ra phản ứng không tốt từ phía các DN, hoặc sẽ làm cho số nợ ảo tăng lên.

1.2.4.2. Những nhân tố khách quan

a. Chính sách pháp luật cũng có tác động đến các quyết định của cơ quan quản lý đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý nợ thuế trong từng thời kỳ chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời bao quát hết các trường hợp khó khăn để giãn nợ, xoá nợ. Tránh trường hợp một số NNT không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng CQT vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Việc đánh giá hiệu quả công tác QLN thuế sẽ lại càng không chính xác.

b. Ý thức tuân thủ của NNT cũng là một yếu tố tác động tới hiệu quả của công tác QLN và CCNT. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của NNT không tốt thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ sẽ gặp nhiều khó khăn do họ cố tình dây dưa chây ì không nộp, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ thì NNT sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi CQT phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp…

c. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng nhất định đến công tác QLN và CCNT. Như khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách điều tiết lại nền kinh tế bằng biện pháp thắt chặt tiền tệ, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu, đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các DN tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất của các DN giảm nhiều, nhiều DN gặp nhiều khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố ý chậm nộp thuế dù biết sẽ bị phạt chậm nộp từ phía CQT.

d. Công tác phối hợp của các cơ quan hữu quan với CQT trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế rất quan trọng. Nếu như các cơ quan chức năng không phối hợp hoặc phối hợp kém hiệu quả với CQT để đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế sẽ làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN.

e. Đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế khi nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của NNT thường không cao, chính điều này làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý nợ thuế nói riêng. Do đó, ý thức có tác động quan trọng đến hiệu quả của công tác QLN và CCNT.

Do nền kinh tế thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động khó lường. Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, các DN được thành lập ngày càng phong phú, đa dạng về loại hình cũng như ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động. Có những DN thành công nhưng cũng không ít DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhiều DN không đủ vốn để quay vòng đã đi vay vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD), NHTM và thậm chí là chiếm dụng tiền thuế để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)