- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thuế, cung cấp dịch vụ thuế một cách tốt nhất cho NNT. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo đưa công tác thuế là trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị và xã hội, từng bước đưa nội dung giáo dục pháp luật thuế vào giảng dạy trong trường học.
- Tăng cường công tác đối thoại với NNT, thông qua đó nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách thuế. Trả lời kịp thời các vướng mắc cho NNT.
- Thường xuyên coi trọng công tác tổ chức cán bộ, phân bổ nguồn nhân lực phải đồng đều, hợp lý giữa các bộ phận chức năng, bổ sung nguồn nhân lực cho bộ phận thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền hỗ trợ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm tới công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức lối sống cho cán bộ công chức thuế để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Thường xuyên chăm lo đến đời sống, vật chất, tinh thần cho CBCC, đảm bảo điều kiện về mọi mặt để họ phát huy tinh thần làm chủ, trách nhiệm, năng động và sáng tạo khi thực thi nhiệm vụ.
- Xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Công an, Quản lý thị trường, các NHTM, KBNN trong việc cung cấp trao đổi các thông tin của DN để phục vụ công tác quản lý nợ thuế, chống nợ đọng, thất thu ngân sách.
- Tăng cường công tác hiện đại hóa ngành thuế, triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 90001-2008 cho toàn ngành nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý thuế và cung cấp dịch vụ công.
- Tổ chức các biện pháp quản lý thuế như: tăng cường công tác quản lý DN, công tác thanh tra, kiểm tra thuế, công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Rà soát để loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” của CQT các cấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.