Hoàn thiện công tác xử lý tiền điều chỉnh và nợ khó thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 103)

- Đề nghị, triển khai thực hiện làm Phiếu đề nghị điều chỉnh nội bộ trình lãnh đạo Chi cục để điều chỉnh những khoản tiền nợ thuế ảo do sai sót sau khi đã làm rõ được nguyên nhân, góp phần làm giảm số thuế nợ ảo trên hệ

thống. Tăng cường phối hợp hơn nữa đối với các bộ phận chức năng: Đội Kiểm tra thuế, bộ phận kê khai để xử lý tiền thuế đang điều chỉnh được kịp thời, nhanh chóng.

- Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Chi cục các bước triển khai thực hiện điều chỉnh tiền chậm nộp ảo sau khi đã điều chỉnh được hết số tiền nợ thuế ảo theo quy định và triển khai thực hiện công việc đã được giao. Cụ thể như sau:

+ Qua đối chiếu nợ đọng sau khi thực hiện khóa sổ thuế hàng tháng, phân loại ra những khoản nợ không có nguồn gốc, khoản nợ được cho là không đúng so với số phát sinh trên tờ khai của DN, Đội Kiểm tra thực hiện mời DN lên làm việc để đối chiếu từng khoản nợ phát sinh trên tờ khai của DN, tìm ra nguyên nhân làm phát sinh tiền nợ thuế ảo và chậm nộp ảo đó.

+ Trường hợp nguyên nhân nợ ảo là do lỗi nộp sai tiểu mục, thất lạc chứng từ, luân chuyển chứng từ chậm... thì hướng dẫn DN làm những thủ tục cần thiết để điều chỉnh. Xác định thời điểm DN đã nộp thuế vào NSNN, nếu nộp đúng hạn, Đội Kiểm tra thuế thực hiện làm Phiếu đề nghị điều chỉnh nội bộ trình Chi cục trưởng để chuyển cho bộ phận kê khai làm điều chỉnh tiền chậm nộp phát sinh do các lỗi trên.

+ Trường hợp nguyên nhân nợ ảo là do lỗi kê khai sai, hướng dẫn DN sang bộ phận kê khai để được hướng dẫn kê khai lại và nộp lại tờ khai bổ sung cho đúng để điều chỉnh số nợ thuế ảo.

+ Sau khi số nợ ảo đã được điều chỉnh, DN không còn nợ tiền thuế trên sổ nợ của CQT, Đội Kiểm tra thuế tiến hành xử lý tiền chậm nộp ảo. Do tiền chậm nộp được tính tự động sau khi kết thúc khóa sổ thuế nên số tiền chậm nộp đã tính chung cho cả số tiền chậm nộp thật và số tiền chậm nộp ảo phát sinh từ nợ ảo của DN. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất với Chi cục trưởng về các xử lý các khoản nợ tiền chậm nộp ảo mà hệ thống đã tính trên

sổ báo cáo nợ để giao cho Đội Kiểm tra thuế xử lý vướng mắc về tiền chậm nộp bằng cách tính lại tiền chậm nộp theo từng ngày trên chứng từ nộp thực tế của đơn vị so với hạn nộp trên tờ khai, đồng thời ghi nhận lại số tiền chậm nộp thực tế đơn vị còn phải nộp. Yêu cầu đơn vị nộp số tiền chậm nộp. Nếu đơn vị không phải nộp tiền chậm nộp thì hướng dẫn đơn vị làm công văn xin được điều chỉnh số tiền chậm nộp ảo phát sinh do lỗi kê khai của đơn vị.

- Đối với những khoản nợ ảo, nợ không có nguồn gốc, không tìm được nguyên nhân làm phát sinh nợ ảo và vướng mắc trong quá trình xử lý nợ ảo và tiền chậm nộp ảo phát sinh, cần phải lập danh sách cụ thể và chi tiết theo từng tháng về DN, mã số thuế, kỳ phát sinh nợ ảo, kỳ bị tính chậm nộp ảo và tổng hợp danh sách báo cáo lên Cục Thuế để xin ý kiến chỉ đạo, để hỗ trợ, hướng dẫn xử lý, điều chỉnh, làm giảm số nợ ảo và tiền chậm nộp ảo phát sinh.

- Đối với các khoản nợ khó thu do DN bỏ trốn, bỏ địa điểm kinh doanh, ngoài việc cập nhật và quản lý trên ứng dụng quản lý thuế, cần phải theo dõi trên tệp dữ liệu máy tính. Trong đó, DN nợ khó thu đã bỏ trốn, bỏ kinh doanh sẽ được chốt tổng số nợ và tiền chậm nộp, mã trạng thái hoạt động gán theo tên từng cán bộ quản lý để quản lý được chặt chẽ, sát sao, theo dõi sát từng DN mới bỏ trốn, bỏ kinh doanh của từng cán bộ kiểm tra được phân quản lý để đôn đốc, nhắc nhở đồng thời gắn trách nhiệm của cán bộ kiểm tra trong việc theo dõi DN bỏ trốn, bỏ kinh doanh của mình quản lý hơn nữa.

- Điều chỉnh quy định liên quan đến các khoản nợ khó thu và nợ chờ xử lý.

+ Quy định rõ ràng về đối tượng, điều kiện, thủ tục để xoá nợ các khoản tiền thuế, tiền phạt đến nay không còn đối tượng để thu nợ như đối với các đối tượng bỏ trốn, mất tích, các DN đã giải thể, phá sản nhưng không làm các thủ tục giải thể phá sản đúng pháp luật, hộ kinh doanh đã ngừng nghỉ để giải quyết dứt điểm các khoản nợ đọng thuế không có khả năng thu.

+ Trường hợp NNT có số nợ từ 5 năm trở lên, không còn hoạt động ở địa chỉ kinh doanh, không có tài sản để thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thì cần có cơ chế cho xoá nợ thuế. Tránh trường hợp, nợ ảo và nợ mới phát sinh tăng mà không thu được.

+ Theo Quy trình Quản lý nợ thuế thì vẫn tiến hành ra thông báo nợ và phạt chậm nộp đối với nhóm nợ khó thu và nhóm nợ chờ xử lý. Tuy nhiên, những khoản nợ khó thu này chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa không có khả năng thanh toán tiền thuế cho NSNN, còn nợ chờ xử lý thực chất là những khoản nợ đang chờ các quyết định miễn giảm, xóa nợ … và nếu xử lý xong lại phải làm thủ tục điều chỉnh, xóa phạt rất phức tạp.

+ Để tránh mất thời gian, công sức trong việc ra phạt rồi xóa phạt, tránh tình trạng dày nợ không đáng có thì khi quy định không tính phạt chậm nộp đối với nhóm nợ khó thu và nợ chờ xử lý thì đồng thời chúng ta phải xem xét lại quy định liên quan đến việc phân loại nợ thuế vào nhóm nợ khó thu và nhóm nợ chờ xử lý. Không để tình trạng lợi dụng quy định này để không ra phạt với những khoản nợ thực chất không phải nợ khó thu, nợ chờ xử lý.

- Bổ sung nhân lực làm công tác tư vấn, hướng dẫn chuyên sâu cho kế toán doanh nghiệp các kỹ năng về kê khai thuế, sử dụng thành thạo về kê khai thuế điện tử, nộp tờ khai bổ sung, nộp thuế điện tử để giảm bớt sai sót do doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định, thủ tục, bước thực hiện trên ứng dụng hỗ trợ kê khai của ngành thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)