Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 85)

2.3.3.1. Nhóm các nguyên nhân khách quan

- Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý nợ thuế còn chưa kịp thời, đặc biệt, trong việc cung cấp số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, một số ngân hàng có biểu hiện miễn cưỡng và thiếu hợp tác. Mặt khác, chưa có cơ chế phối hợp giữa CQT với ngân hàng nên vẫn còn tồn tại tình trạng ngân hàng thông đồng với NNT giúp cho NNT không bị trích nộp tiền vào ngân sách khi có quyết định cưỡng chế của CQT gửi sang hoặc chậm cung cấp thông tin cho CQT. Công tác phối hợp, hỗ trợ truy tìm, điều tra xác minh đối tượng nợ thuế bỏ trốn chưa tốt. Một số chứng từ thu ngân sách từ Kho bạc chuyển sang CQT không đầy đủ thông tin (mã số thuế, tên NNT, mục lục ngân sách) dẫn đến việc xác định và thông báo nợ thuế thiếu chính xác làm cho số nợ sai. Các cơ quan pháp luật thực hiện điều tra xử lý đối tượng vi phạm pháp luật thuế chưa tích cực dẫn đến nhiều vụ việc thường kéo dài, không có kết luận xử lý hoặc khi xử lý không thông tin cho CQT biết để phối hợp xử lý thu nợ. Một số địa phương, UBND chưa quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp hỗ trợ với cơ quan thuế để thực hiện thu nợ.

- Trình tự quy định thanh toán tiền thuế, tiền nợ: Theo quy định của Luật Quản lý thuế, trường hợp NNT vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì thứ tự thanh toán như sau: tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt. Vì vậy, NNT có nhiều khoản nợ (có cả nợ cũ và nợ mới) thì khi thực hiện nộp tiền vào NSNN sẽ được tự động được bù trừ với các khoản nợ cũ trước. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho DN hạn chế về tài chính muốn khoanh lại số nợ cũ thay vì tính trừ vào các khoản nợ cũ và liên tiếp tính phạt chậm nộp. Nhưng do quy định này mà DN có thể không thoát khỏi vòng lẩn quẩn của nợ nần và càng khó khăn hơn khi các đơn vị đã cổ phần hóa, chuyển đổi loại hình DN, thay đổi người đại diện pháp luật… mà vẫn còn những khoản nợ cũ từ trước. Điều này càng làm cho các khoản nợ ngày càng dày lên.

- Theo quy định hiện hành, NNT bị tính phạt chậm nộp 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp vào NSNN. Việc quy định tính phạt chậm nộp thấp nên không hiệu quả để răn đe. Chính vì vậy, để việc phạt chậm nộp có ý nghĩa hơn nữa trong việc răn đe NNT thì mức phạt phải bằng hoặc cao hơn mức lãi suất ngân hàng. Và số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt đến ngày số tiền thuế, tiền phạt của NNT được nộp vào NSNN (bao gồm cả ngày NNT nộp tiền vào NSNN). Quy định này không có tính chất khuyến khích đối với NNT. Ngày NNT nộp tiền vào NSNN thì vẫn bị tính phạt chậm nộp hết ngày đó. Hơn nữa, quy định về xử phạt chậm nộp với nhóm nợ khó thu và nợ chờ xử lý. Theo quy định thì vẫn tiến hành ra thông báo nợ và phạt chậm nộp đối với các khoản nợ khó thu và nợ chờ xử lý. Quy định này nhằm đối xử công bằng giữa các DN với nhau, có nợ thì phải bị phạt. Chỉ trừ duy nhất các khoản tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh thì không bị tính phạt. Tuy nhiên, nếu xét về mặt bản chất, nhóm nợ khó thu là những khoản nợ của những DN chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và nhóm nợ

chờ xử lý chủ yếu là những khoản nợ đang chờ các quyết định miễn giảm, xóa nợ, gia hạn nợ... Vì vậy, nếu xử lý xong lại phải làm thủ tục xóa phạt rất phức tạp, tốn kém thời gian công sức mà không đem lại hiệu quả trong quản lý.

- Theo quy định hiện hành, các khoản tiền thuế đã nộp vào NSNN nhưng do sai sót được phát hiện và điều chỉnh trong năm ngân sách và chậm nhất là 31/01 của năm sau. Nếu trong thời hạn đó mà khoản nợ sai của NNT chưa được điều chỉnh thì NNT phải nộp khoản tiền thuế đó vào NSNN trước rồi sau đó làm thủ tục hoàn thuế (với khoản đã nộp nhưng sai sót). Quy định này có tác dụng khuyến khích NNT phát hiện sớm và điều chỉnh các khoản sai sót kịp thời nhưng nó lại không thuận lợi cho cả NNT và CQT trong công tác quản lý nợ thuế. Về phía NNT, nhiều khi NNT không phát hiện ra sai sót của mình hoặc nhiều khi những sai sót đó không thuộc về phía NNT mà thuộc về phía ngân hàng hoặc Kho bạc. Vì vậy, NNT chỉ biết mình phát sinh nghĩa vụ thuế và đã hoàn thành nghĩa vụ đó chứ đôi khi không biết có sai sót và vẫn còn nợ tiền thuế. Do đó, với những khoản thuế phát sinh vào dịp cuối năm, nếu xảy ra sai sót và chiếu theo quy định hiện hành về thời hạn điều chỉnh thì rất khó khăn cho NNT và cả CQT.

Để hoàn thành một bộ hồ sơ hoàn thuế thì cả phía NNT và CQT đều mất rất nhiều thời gian, công sức. Nên quy định sau 31/01 năm sau mà không kịp thời điều chỉnh nợ sai thì NNT phải làm thủ tục hoàn thuế với khoản tiền đã nộp sai thì thực sự khó khăn cho cả NNT và CQT và không có lợi cho công tác quản lý nợ thuế.

- Một số cơ chế chính sách liên quan chưa đồng bộ với cơ chế xử lý nợ cần hoàn thiện như: số lượng DN mới thành lập đi vào hoạt động tăng nhanh nhưng số DN giải thể, phá sản cũng tăng so với thời gian trước, kéo theo số nợ đọng thuế của đối tượng này không được xử lý kịp thời theo pháp luật dẫn đến nợ thuế tăng. Luật Phá sản doanh nghiệp đã ban hành, tuy nhiên thủ tục

còn phức tạp, quá trình thực hiện phá sản, giải thể, đã ngừng hoạt động trải qua các bước thủ tục kéo dài. Đôi khi DN giải thể nhưng nợ thuế vẫn chưa được xử lý đầy đủ theo đúng quy định, trong khi số tài sản, tiền vốn còn lại giao cho các DN khác tiếp nhận nhưng khoản nợ thuế không xác định rõ trách nhiệm thuộc về đơn vị nào phải thực hiện. Có DN khi ngừng hoạt động còn nợ thuế không làm đúng thủ tục giải thể theo luật định mà tự giải thể, vì vậy, khoản nợ thuế của các DN này không được thu đầy đủ cho NSNN. Luật Quản lý thuế đã sửa đổi cho phép NNT nộp dần tiền thuế nhưng phải được TCTD bảo lãnh nên hiếm trường hợp được nộp dần; Luật Doanh nghiệp không quy định trường hợp người đứng tên đại diện cho DN theo pháp luật bỏ địa điểm kinh doanh do nợ thuế thì không được phép thành lập DN khác nên một số NNT có số tiền thuế nợ đã lợi dụng bỏ địa điểm kinh doanh và thành lập DN khác hoặc góp vốn thành lập DN khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ với NSNN.

2.3.3.2. Nhóm các nguyên nhân chủ quan

Một là, số lượng công chức quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế cũng như sự gia tăng không ngừng về số lượng, quy mô của DN.

Hai là, cán bộ QLN chưa tinh thông nghiệp vụ nên xử lý các vấn đề về thu nợ và CCNT còn nhiều lúng túng, chưa kịp thời ban hành các quyết định xử lý. Việc cán bộ quản lý nợ chưa tinh thông nghiệp vụ lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó thiếu những chương trình đào tạo chuyên sâu có hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng.

Ba là, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong nội bộ CQT còn chưa chặt chẽ; nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế trong công tác quản lý thuế nói chung chưa nghiêm túc.

Bốn là, chưa kịp thời tổng hợp những vướng mắc phát sinh để đề xuất với Cục thuế, Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội sửa đổi cơ chế chính sách, giải

quyết vướng mắc phát sinh trong thực tiễn quản lý nợ thuế về gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế tiền phạt, các biện pháp CCNT, phạt chậm nộp thuế; chưa triển khai toàn diện, triệt để các nhiệm vụ, biện pháp QLN như xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ, áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ và giảm số nợ thuế.

Năm là, bộ phận QLN&CCNT của Chi cục Thuế mới chủ yếu tập trung vào công tác rà soát, đối chiếu số liệu, điều chỉnh nợ thuế, xác định số nợ thực tế mà chưa tập trung nhiều vào công tác đôn đốc, thu hồi nợ, cưỡng chế nợ thuế, do đó mà hiệu quả đạt được chưa cao.

Sáu là, do vừa mới áp dụng hình thức nộp thuế điện tử nên chưa có sự thích ứng kịp thời trong quá trình theo dõi của Chi cục Thuế. Việc vận hành theo cơ chế mới khai thuế và nộp thuế điện tử, các DN còn gặp nhiều lúng túng nên có một số DN còn kê khai sai, nộp thuế đã làm tăng khối lượng công việc cho cán bộ thuế. Bên cạnh đó, do một số cán bộ quản lý chưa có sự giám sát chặt chẽ trong kê khai và nộp thuế của NNT cũng là nguyên nhân làm cho nợ thuế tăng cao. Nhiều trường hợp hết thời gian gia hạn nộp thuế nhưng DN không chấp hành nộp thuế, đồng thời đã ngừng nghỉ kinh doanh. Vì vậy, CQT cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện công tác thu nợ và CCNT đối với những DN này. Đối với nhóm nợ khó thu hiện nay vẫn tính tiền chậm nộp dù thực tế khoản tiền thuế này không thể thu được, tạo áp lực rất lớn cho ngành trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm nợ.

Bảy là, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quản lý nợ thuế: ứng dụng quản lý nợ trên hệ thống TMS vẫn còn bị lỗi, thời điểm khóa sổ thuế còn khá xa với thời điểm cuối tháng nên các báo cáo cho các cuộc họp cuối tháng không được chính xác. Kết xuất số liệu từ ứng dụng quản lý thu nợ còn bị lỗi, số liệu giữa biểu này và biểu khác còn chưa thống nhất hoặc không đúng với thực tế. Ứng dụng QLN chưa bóc tách được thu nợ của năm trước chuyển qua nên rất khó đánh giá kết quả thu nợ theo chỉ tiêu được giao.

Qua đánh giá tổng thể về thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thời gian qua chúng ta thấy, trong những năm gần đây, công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp vai trò quan trọng trong hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và mục tiêu đảm bảo số thu NSNN của Chi cục Thuế TP Phúc Yên. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhất định như đã trình bày ở trên như số nợ đọng ngày càng tăng, mức nợ đọng lớn, biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế chưa thực sự đem lại kết quả cao. Trước thực trạng như vậy sau khi tìm hiểu, nghiên cứu tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên góp phần chống thất thu NSNN.

Tóm tắt chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả đã nêu lên những đặc điểm khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Phúc Yên có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Mặt khác, chương 2 cũng nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế và quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên.

Chương 2 cũng phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên. Công tác quản lý nợ thuế trong những năm qua, tiến hành phân loại nợ thuế và thực hiện các biện pháp để đôn đốc thu nợ thuế. Có thể thấy rằng, công tác quản lý nợ thuế đã đạt được những thành tích nhất định song vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Phúc Yên.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Phúc Yên, từ đó tác giả sẽ đưa ra những định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế TP Phúc Yên trong chương 3.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)