Hoàn thiện công tác phân công công chức quản lý nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 91)

Thời gian qua, hiệu quả công tác QLN và CCNT của Chi cục Thuế TP Phúc Yên là chưa cao, nguyên nhân có một phần trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế. Bộ phận này chưa tham mưu tốt cho lãnh đạo Chi cục Thuế các biện pháp xử lý nợ thuế phù hợp. Thêm vào đó, chưa gắn lương, thưởng và các lợi ích khác của cán bộ quản lý nợ với việc hoàn thành trách nhiệm được giao. Chính vì vậy, thời gian tới Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên cần bổ sung lực lượng CBCC cho bộ phận QLN và CCNT. Bởi trên thực tế, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thu nợ thuế luôn thiếu và khó khăn. Đồng thời, cần tổ chức sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ của bộ phận liên quan

tham gia quy trình hợp lý đảm bảo đối tượng nộp thuế phải có cán bộ cụ thể quản lý theo dõi đôn đốc nộp thuế. Để khắc phục vấn đề này, cần phải bổ sung thêm nguồn lực và phân công cho công chức làm công tác thu nợ, cụ thể như sau:

- Tăng cường thêm nhân sự cho bộ phận QLN và CCNT để phục vụ công tác thu nợ thuế của Chi cục theo tỷ lệ 6% trên tổng số CBCC trong cơ quan. Cụ thể là cần tăng cường thêm 02 cán bộ làm công tác thu nợ thuế để giảm bớt áp lực và sự quá tải do phụ trách quá nhiều đơn vị.

- Phân công cho công chức quản lý theo đặc điểm, tính chất phải phù hợp, tránh phân công quá nhiều và phân công trùng lặp trên hệ thống quản lý thuế. Cụ thể như đối với cán bộ phụ trách các khoản nợ của bộ phận QLN và CCNT, có thể phân công cho cán bộ phụ trách DN theo từng loại hình DN như: DN làm về dịch vụ ăn uống, DN kinh doanh dịch vụ vận tải, DN xây dựng... Việc phân chia cụ thể sẽ giúp cho việc quản lý nợ thuế được tập trung và cụ thể hơn, có những biện pháp và cách xử lý nợ đọng theo đặc thù riêng, phù hợp với từng loại hình DN. Từ đó, hiệu quả công tác thu nợ thuế sẽ được nâng cao hơn. Trong quản lý nợ thuế cần ưu tiên những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tin học, có thể phân công cán bộ quản lý nợ thuế khép kín từ việc đốn đốc thu nộp, đến xử lý hồ sơ và cưỡng chế nợ thuế.

- Phân công cho công chức quản lý trong một thời gian ổn định để công chức có thể theo dõi sát sao, nắm rõ những khoản nợ thuế của DN trong thời gian ổn định để thực hiện đối chiếu rõ ràng, rành mạch những vướng mắc của DN trong quá trình thu hồi nợ thuế. Đồng thời, tiến hành đánh giá kết quả và thực hiện phân công lại, phân công luân chuyển công việc trong đội để công chức thành thạo và kinh nghiệm hơn trong công tác thu nợ thuế.

- Xây dựng kế hoạch phân công lại công việc trong đội một cách cụ thể, khi đã có thông tin cần chủ động xây dựng kế hoạch trước một thời gian, xây

dựng nhiều phương án đề phòng trong trường hợp có thay đổi về nhân sự như nghỉ ốm, thuyên chuyển công tác, tiếp nhận công chức mới hoặc thực hiện luân chuyển công việc để không bị động trong phân công cán bộ làm công tác chuyên môn.

- Trong thực tế một số đơn vị chỉ chú trọng đến số thu ngân sách mà chưa đề cao vai trò của công tác quản lý thu nợ. Vì vậy, khi số thu hoàn thành kế hoạch thì công tác quản lý nợ thuế cũng bị xem nhẹ dẫn đến nợ đọng tăng cao. Ngoài việc phân công công chức quản lý nợ thuế cần phân định trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu, của đội trưởng phụ trách đội, Chi cục trưởng phải chịu trách nhiệm trước Cục Thuế, đội trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về việc nợ đọng gia tăng. Làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát nợ đọng thuế.

- Thời gian tới Chi cục Thuế cần thành lập tổ công tác CCNT. Tổ công tác này có chức năng thu thập, lên kế hoạch và biện pháp thực hiện các biện pháp CCNT. Đối với biện pháp trích tiền từ tài khoản và biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng thì bộ phận quản lý nợ thuế có thể thực hiện tốt nhiệm vụ ngay cả trong điều kiện thực hiện công việc độc lập. Nhưng với các biện pháp khác như kê biên, bán đấu giá tài sản của đối tượng bị cưỡng chế; biện pháp khấu trừ tiền lương hoặc tiền thu nhập; biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD, Giấy phép thành lập, Giấy phép hành nghề thì rất cần cả tổ công tác để lên kế hoạch thu thập thông tin và thực hiện biện pháp cưỡng chế.

- Cần đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá công chức nếu cán bộ thuế phụ trách quản lý nợ thuế, đôn đốc thu nộp không hoàn thành chỉ tiêu đôn đốc thu nộp, để nợ thuế của các đối tượng mình phụ trách vượt quá chỉ số quy định. Trường hợp việc không hoàn thành nhiệm vụ đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ đọng mà có nguyên nhân khách quan, thì cần xem xét

thỏa đáng những nguyên nhân khách quan này để có phương án xử lý phù hợp. Cần xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm, thông đồng hoặc bao che cho NNT để phát sinh nợ thuế, không thu hồi nợ đọng.

- Chi cục Thuế cũng cần có sự đầu tư về đào tạo đội ngũ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ ngành thuế có nhiều cơ hội tham gia học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn như tạo điều kiện cho CBCC đi học Đại học, sau đại học, thạc sĩ,... để nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)