Hoàn thiện công tác phân loại, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 98)

3.2.3.1. Công tác phân loại

- Kết hợp phân loại nợ thuế trên hệ thống quản lý thuế tập trung TMS và trên hồ sơ và tài liệu có liên quan đến thay đổi tính chất nợ của DN trong thời gian ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS chưa được nâng cấp và hoàn thiện. Cụ thể là, lập các tệp dữ liệu lưu trên máy tính về đối chiếu, phân loại nợ thuế theo từng tháng và được tổng hợp, đánh giá lại định lỳ theo 06 tháng/lần.

- Do kết quả phân loại tiền thuế nợ hàng tháng sẽ được chốt cùng thời điểm khóa sổ thuế và thời điểm khóa sổ thuế thường muộn hơn so với kỳ báo cáo nên kết quả phân loại thuế cần được tổng hợp trên cả ứng dụng và trên các Sổ theo dõi tình hình thu nộp thuế của DN để cập nhật được kịp thời và chính xác tính chất nợ của DN, tránh tình trạng sai lệch do hệ thống khóa sổ muộn.

- Tăng cường phối hợp trong nội bộ Đội Kiểm tra thuế trong việc đối chiếu, phân tích tính chất các khoản nợ thuế theo sắc thuế, thời gian nợ, phân tích các nguyên nhân nợ một cách khách quan dựa trên tham khảo ý kiến của cán bộ kiểm tra trực tiếp quản lý đơn vị, loại bỏ các khoản nợ khống, nợ ảo, nợ không có thực. Sau khi kỳ khóa sổ kết thúc, thực hiện đối chiếu và phân loại nợ thuế chặt chẽ và kịp thời giữa bộ phận quản lý nợ thuế và bộ phận kiểm tra. Theo đó, từng cán bộ kiểm tra được phụ trách các DN ngoài quốc doanh còn nợ tiền thuế sẽ phải đối chiếu với cán bộ quản lý nợ

thuế được giao quản lý đơn vị đó. Nội dung là đối chiếu, phân loại tất cả các DN thuộc quyền quản lý của cán bộ kiểm tra trên Sổ theo dõi thu nộp, Sổ tổng hợp nợ, Sổ chi tiết tình hình nợ thuế của đội quản lý nợ thuế. Danh sách tổng hợp báo cáo sau đối chiếu được lập chi tiết theo từng khoản nợ, từng sắc thuế và theo từng cán bộ kiểm tra quản lý đơn vị. Việc đối chiếu, phân loại sát sao, chặt chẽ sẽ gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý DN về việc nắm rõ được tính chất cá khoản nợ của đơn vị mình quản lý, phân loại được chi tiết, rõ ràng và hạn chế được các khoản nợ sai lệch do đối chiếu từng cán bộ quản lý nên cán bộ sẽ có trách nhiệm thông báo cho DN để điều chỉnh kịp thời, đồng thời kịp thời đối với khoản nợ của các DN đã xác nhận trạng thái là bỏ trốn, bỏ địa chỉ kinh doanh mang theo hóa đơn, giải thể, phá sản, ngừng hoạt động... để tổng hợp nợ khó thu được đẩy đủ, chính xác, hạn chế làm gia tăng trên tổng số nợ đọng của Chi cục.

- Tăng cường phối hợp với các bộ phận chức năng: bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học trong việc thực hiện điều chỉnh dữ liệu của các tháng đã báo cáo vào báo cáo kỳ hiện tại (chưa khóa sổ) cho đúng với nghĩa vụ của DN khi phát hiện việc bù trừ của các tháng đã khóa sổ chưa chính xác dẫn đến sai nợ thuế. Cụ thể là sau khi đã đối chiếu, phân loại nợ thuế, phát hiện các khoản nợ bị sai lệch tính chất ngày do luân chuyển chứng từ chậm, thất lạc chứng từ, nộp sai tiểu mục, sai nội dung kinh tế thì cần phải khoanh và phân loại lại cho chính xác đồng thời báo lại ngay cho bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học để thực hiện điều chỉnh lại các dữ liệu đầu vào từ phía ngân hàng, Kho bạc và NNT.

3.2.3.2. Công tác đôn đốc thu nộp

Lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Phúc Yên xem đây là khâu quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả thu nợ thuế tại Chi cục để nâng cao công tác thu nợ thuế, nâng cao sự chấp hành pháp luật về thuế của NNT là bước mang tính chiến lược của Chi cục. Để thực hiện tốt hơn nữa, Chi cục cần thực hiện các biện pháp:

- Việc thực hiện đôn đốc DN bằng gọi điện thoại cần được nâng cao hơn nữa, gọi điện cho chủ DN và kế toán trưởng hoặc kế toán phụ trách về thuế của công ty. Sau khi thực hiện gọi điện thoại cho DN, cần phải nhập ngay vào nhật ký thu nợ trên ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS đồng thời ghi nhận lại vào Sổ đôn đốc thu nộp thuế của đội. Sổ theo dõi đôn đốc thu nộp thuế ghi rõ ngày, tháng đã gọi cho DN, tên người nhận cuộc gọi, nội dung thông báo để theo dõi cụ thể và sát sao hơn nữa trong trường hợp DN có nhiều thay đổi về nhân sự kế toán và những vướng mắc trong quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin, vướng mắc về DN phản ánh không nhận được cuộc gọi của CQT. Hàng tuần, cán bộ quản lý thu nợ thuế cần phải rà soát lại toàn bộ nhật ký đôn đốc thu nộp thuế của các DN mình được phân công để đánh giá kết quả đôn đốc và có phương án xử lý cụ thể đối với từng trường hợp doanh nghiệp.

- Thực hiện đôn đốc bằng gửi email cho NNT cần được thực hiện đồng bộ và sâu rộng hơn để DN nắm rõ hơn về tình hình nợ đọng thuế của đơn vị mình. Hàng tháng, cán bộ quản lý nợ thuế cần lập danh sách những DN yêu cầu được nhận thông báo bằng email theo mã số thuế. Sau khi đã có danh sách cụ thể, tiến hành chạy ban hành thông báo trên hệ thống (phải ban hành riêng cho từng DN) và lưu vào tệp dữ liệu gửi thông báo qua email hàng tháng để theo dõi. Yêu cầu DN khi nhận được email của CQT phải gửi lại email xác nhận là đã nhận để tránh các trường hợp lỗi mạng, thất lạc thư trong quá trình truyền tải thông tin để đạt hiệu quả cao hơn trong đôn đốc thu nộp thuế.

- Việc ban hành thông báo cần phải dựa vào số liệu đã đối chiếu, phân loại trên báo cáo tổng hợp. Ban hành 100% thông báo nợ cho các DN (kể cả số tiền nợ thuế nhỏ). Chạy ứng dụng ban hành thông báo theo mã số thuế được phân công quản lý. Do thông báo được tạo sau khi khóa sổ thuế kỳ lập

bộ nên từ ngày kết thúc của kỳ lập bộ đến ngày ban hành thông báo thường có sự chênh lệch về số tiền thuế mà DN đã nộp vào NSNN nhưng chưa thực hiện bù trừ ngay trên thông báo. Vì vậy, sau khi ban hành thông báo, cán bộ quản lý nợ thuế cần phải rà soát, kiểm tra lại, chấm chứng từ từ Kho bạc và chứng từ nộp thuế điện tử, nếu phát hiện sự chênh lệch thì cần sửa lại thông báo đã ban hành cho phù hợp trước khi gửi cho DN. Ban hành Thông báo 07/QLN cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, kết hợp đồng bộ với nhận chứng từ từ KBNN, NHTM, TCTD để tránh sai lệch số liệu trên thông báo.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho NNT về nghĩa vụ chấp hành pháp luật của Nhà nước. Mở rộng tổ chức chương trình giao lưu, gặp gỡ giữa CQT với DN để có sự trao đổi trực tiếp từ hai phía, từ đó có thể tìm ra được tiếng nói chung trong việc thực hiện pháp luật, đồng thời nâng cao hiểu biết của NNT về các văn bản pháp luật cũng như chấn chỉnh, răn đe được các hành vi vi phạm pháp luật.

- Bố trí và sắp xếp phân công CBCC làm nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ thuế mới phát sinh chính xác và cụ thể để phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình kê khai của NNT dẫn đến phát sinh nợ ảo và tiền chậm nộp ảo để cập nhật ngay vào hệ thống để báo cáo và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Việc xác minh thông tin về tài khoản NNT đã được cập nhật trên hệ thống quản lý thuế tập trung TMS song CQT vẫn chưa nắm được số dư tài khoản của DN. Vì vậy, việc xác minh số dư tài khoản của DN tại thời điểm chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần được tiến hành nhanh chóng, bí mật và hiệu quả để hạn chế kẽ hở cho DN có thời gian thay đổi số dư trên tài khoản của mình, gây khó khăn cho công tác CCNT.

- Đối với những DN gần đến hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế, DN nợ từ 60 đến 90 ngày, các trường hợp mang tính chất đặc biệt NNT có hành vi bỏ địa chỉ kinh doanh, tẩu tán tài sản; NNT không chấp hành Quyết định

Xử phạt vi phạm hành chính về thuế cần đẩy mạnh đôn đốc bằng hình thức mời đơn vị lên làm việc. CQT tiến hành lập biên bản, xác định số tiền DN còn nợ NSNN và số ngày đã quá hạn nộp thuế, yêu cầu DN nộp ngay trước khi CQT áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định hiện hành để thực hiện đôn đốc, răn đe các hành vi chây ì, dây dưa nợ đọng thuế của DN.

- Đối với các khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày, Chi cục kiên quyết thực hiện các biện pháp CCNT theo quy định, đặc biệt đối với tổ chức, cá nhân cố tình chây ì, dây dưa nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế. Dù số tiền nợ thuế lớn hay nhỏ đều kiên quyết thực hiện điều tra, xác minh không kịp thời.

- Tăng cường phối hợp với các đội trong chi cục để đôn đốc DN nộp hết tiền còn nợ trong tất cả các khâu, các hoạt động của DN khi DN phát sinh yêu cầu, nghĩa vụ có liên quan đối với CQT như: xin tạm ngừng kinh doanh, nghỉ có thời hạn, đóng mã số thể, giải thể, phá sản, phát hành thêm hóa đơn, yêu cầu xác nhận nợ,... Bộ phận nợ phối hợp với các đội chức năng, nghiệp vụ để thực hiện đôn đốc thu nợ có hiệu quả. Cụ thể là:

+ Phối hợp với Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ trong việc kiểm soát các đơn vị phát hành hóa đơn, các DN còn nợ thuế. Khi DN nộp thông báo để được phát hành tiếp hóa đơn, Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ tiếp nhận và yêu cầu DN cần phải thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu về tình hình nợ đọng với bộ phận nợ. Sau khi thực hiện đối chiếu nếu DN không có khoản nợ nào thì bộ phận nợ xác nhận tình trạng nợ và chuyển cho đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ tiến hành các thủ tục tiếp theo. Nếu DN còn khoản nợ thì sẽ đôn đốc, yêu cầu DN nộp ngay vào NSNN. Yêu cầu của DN sẽ không được thực hiện khi chưa nộp hết số tiền nợ, tiền chậm nộp vào NSNN.

+ Phối hợp với bộ phận kiểm tra thuế trong việc kiểm soát, hoàn thành các thủ tục cho DN về xin tạm ngừng kinh doanh, nghỉ có thời hạn, đóng mã số thuế,

giải thể, phá sản… Đối với những yêu cầu mà Chi cục Thuế có thẩm quyền xử lý, Đội Kiểm tra thuế thực hiện kiểm tra, căn cứ vào số liệu đối chiếu nợ đọng với bộ phận nợ, đối chiếu lại, xác nhận tình trạng nợ đọng của DN để phối hợp đôn đốc DN. Nếu DN không có khoản nợ nào thì bộ phận nợ xác nhận tình trạng nợ và chuyển cho Đội Kiểm tra thuế tiến hành hướng dẫn các thủ tục tiếp theo. Nếu DN còn khoản nợ thì sẽ đôn đốc, yêu cầu DN nộp ngay vào NSNN. CQT sẽ không thực hiện yêu cầu đối với những DN còn nợ tiền NSNN.

- Ngành thuế đã áp dụng chính sách tự khai, tự nộp thuế từ nhiều năm nay và nâng dần lên là nộp tờ khai điện tử, nộp thuế điện tử để giảm bớt số giờ làm việc với CQT cho NNT. Vì vậy, DN nắm được rõ nhất các khoản kê khai thuế và nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN của mình. Thực tế cho thấy, DN lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước, tính tiền chậm nộp ở mức thấp hơn so với lãi suất vay ngân hàng, TCTD nên DN có hành vi chây ì chưa nộp ngay tiền thuế vào NSNN để chiếm dụng tiền thuế phục vụ một số nhu cầu khác. Do đó, cần phải có sự tính toán cụ thể, tỉ mỉ và kỹ lưỡng mức tính tiền chậm nộp để có được hiệu quả tốt nhất đồng thời hạn chế các hành vi xấu của DN.

- Xây dựng các phương tiện nghe, nhìn để tiếp nhận những ý kiến phản hồi về xử lý nợ đọng thuế. Bố trí CBCC để đảm nhận tốt vai trò này. Nên sử dụng phương tiện điện thoại hoặc mạng Internet. Thu thập các ý kiến cần được báo cáo và xử lý kịp thời.

- Phối hợp với Cục Thuế tổ chức các buổi tọa đàm, buổi họp chuyên sâu về đôn đốc, xử lý tiền thuế nợ, các cách làm mới, sáng kiến trong công tác quản lý nợ thuế, thành lập họp các tổ đôn đốc thu để giải quyết những vướng mắc, thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện công tác thu hồi nợ đọng.

3.2.3.3. Công tác cưỡng chế nợ thuế

Chi cục Thuế TP Phúc Yên xác định cần phải tăng cưỡng công tác cưỡng chế nợ thuế để đảm bảo thực thi tính mệnh lệnh trong pháp luật của

Nhà nước, giáo dục, răn đe, xử lý nghiêm minh các hành vi cố tình chây ì, không nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước cho mục đích cá nhân. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề mà Chi cục luôn chú trọng thực hiện trong thời gian tới. Để làm tốt hơn nữa công tác cưỡng chế nợ thuế, Chi cục cần phải triển khai thực hiện các công việc sau:

- Tiếp tục thực hiện kiên quyết các biện pháp theo quy định đối với các DN có nợ đọng. Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn như báo, đài, mạng internet để đăng thông tin các DN nợ chây ì nợ đọng thuế để tạo thêm áp lực và răn đe DN. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền; hướng dẫn cho NNT đầy đủ các thủ tục về khai báo thông tin với CQT. Việc khai báo của các DN cần đảm bảo đầy đủ về số hiệu tài khoản mở tại các NHTM, TCTD (ghi rõ chi nhánh nơi mở tài khoản).

- Trong thực hiện CCNT, cần phải thực hiện công khai về quy trình, thủ tục cưỡng chế. Theo dõi, cập nhật những văn bản hướng dẫn mới về cưỡng chế nợ thuế để phổ biến kịp thời đến CBCC, niêm yết công khai để DN nắm bắt được kịp thời.

- Thực hiện chế độ báo cáo kịp thời nhằm giúp UBND thành phố và Cục Thuế nắm được tình hình công tác thu nợ và kết quả thi hành cưỡng chế nợ thuế cũng như những trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để có hướng dẫn, chỉ đạo sát với tình hình thực tế. Cần có sự phối hợp chỉ đạo song song giữa CQT cấp trên và chính quyền địa phương các cấp đối với công tác quản lý nợ thuế trên từng địa bàn để công tác thu nợ thuế ngày càng có được hiệu quả hơn nữa.

- Chủ động dự thảo văn bản trình UBND thành phố Phúc Yên ban hành nhằm chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn cùng phối kết hợp với Chi cục Thuế trong việc đôn đốc thu nợ, đặc biệt là trong công tác cưỡng chế nợ thuế đồng thời xử lý các khoản nợ đọng thuế khó thu, nợ đọng kéo dài trong

nhiều năm liên tục. Cụ thể như thành lập các đoàn kiểm tra, đoàn công tác liên ngành gồm có UBND thành phố, Chi cục Thuế, Công an, phòng Tài chính thành phố, Bảo hiểm xã hội thành phố,... xuống trực tiếp tại trụ sở của DN để kiểm tra tình hình hoạt động, tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của DN để đưa ra các kết luận, các biện pháp xử lý đồng bộ và hiệu quả hơn giữa các cơ quan chức năng.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Chi cục Thuế với hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)