Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 48)

* Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,13 km2, với 9 đơn vị hành chính, trong đó 1 Thành phố (Vĩnh Yên), 1 thị xã (Phúc Yên) và 7 huyện. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Với lợi thế về vị trí địa kinh tế - chính trị và hệ thống đường giao thông thuận lợi giữa Vĩnh Phúc và vùng thủ đô, tạo ra một lợi thế so sánh trong cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí cho cư dân thủ đô (thị trường du lịch có quy mô lớn) nên Vĩnh Phúc đã và đang tập trung phát triển công nghiệp và các lĩnh vực du lịch có thế mạnh như: du lịch lễ hội và tín ngưỡng; du lịch sinh thái; du lịch danh thắng và nghỉ dưỡng, nhằm phát triển ngành dịch vụ của tỉnh tương xứng với tiềm năng sẵn có, do đó cần có sự dịch chuyển cơ cấu lao động mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

* Đặc điểm kinh tế xã hội

Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc luôn đạt mức độ cao, điều đó cho thấy nền kinh tế của tỉnh ngày càng mở rộng về quy mô, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm.

Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị tăng thêm của tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể, công nghiệp – xây dựng duy trì tỷ trọng 61% – 62% trong tổng giá trị tăng thêm của tỉnh (tương đương với mục tiêu kế hoạch đề ra). Nông nghiệp và dịch vụ có thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng khối ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khối ngành dịch vụ nhưng tốc độ chậm.

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc

Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển hướng trọng tâm sang phát triển dịch vụ; những năm qua tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ đã gia tăng trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn còn chậm. Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ chỉ tăng thêm 1% từ 27,5% năm 2010 lên khoảng 28,5% năm 2015, trong tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức giảm tương ứng, từ 11,2% xuống 9,4%.

Công tác an sinh xã hội: Trong năm, tỉnh đã giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công, gia đình chính sách và các đối tượng bảo trợ xã hội.

Giáo dục, đào tạo: Mạng lưới giáo dục, đào tạo được mở rộng, quy mô và chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững ở mức cao.

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, công tác quản lý bệnh viện đã có sự cải thiện. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực của ngành y tế được tỉnh tập trung quan tâm hơn.

Hoạt động văn hoá, thể thao: Công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền thống để chào mừng các ngày lễ của đất nước, của tỉnh được diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đúng quy định thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm.

Tất cả những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nêu trên đã tạo cho tỉnh Vĩnh Phúc vị thế mới đối với cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời là cơ sở gốc để tạo nên các điều kiện thuận lợi và quan trọng về phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong thời gian tới.

Điều kiện tự nhiên đem lại cho Vĩnh phúc nhiều thuận lơi nhưng cũng đặt Vĩnh phúc đứng trước những khó khăn, thách thức. Do Vĩnh phúc giáp thủ đô Hà Nội, vùng đất có nhiều lợi thế về điều kiện phát triển con người, điều kiện sống, hơn thế nữa chính sách thu hút nhân tài của thủ đô và một số tỉnh lân cận như Phú Thọ, Thái Nguyên cũng rất nhiều ưu đãi nên đã có bộ phận cán bộ, Đảng viên ưu tú của Vĩnh Phúc khi có cơ hội sẵn sàng chuyển công tác sang các tỉnh bạn. Vì vậy, Vĩnh Phúc đã có biến động về nhân sự, nhất là ban

xây dựng Đảng các huyện trong những thời điểm nhất định. Đây được coi là thử thách, nhưng cũng là cơ hội để Vĩnh Phúc có điều kiện quan tâm, chú trọng, đổi mới hơn nữa trong các chính sách về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)