Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc có 14 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, gồm 9 huyện, thành, thị ủy và 5 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, với tổng số 651 tổ chức cơ sở đảng (gồm 112 đảng bộ xã, 13 đảng bộ phường, 12 đảng bộ thị trấn, Doanh nghiệp 108, cơ sở sự nghiệp 84, cơ quan hành chính 254, quân đội 25, công an, phòng cháy 38, loại hình khác 5). Số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở là 3114 (trong đó có 2235 chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn; Doanh nghiệp 225, cơ sở sự nghiệp 154, cơ quan hành chính 363, quân đội 36, công an, phòng cháy 101) và 06 đảng bộ bộ phận. Tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh hiện có 64.296 đồng chí (năm 1997, Đảng bộ tỉnh có hơn 37 nghìn đảng viên).
Công tác xây dựng Đảng được tăng cường; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và chất lượng Đảng viên được nâng lên. Quán triệt quan điểm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong những năm qua, toàn Đảng bộ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chât lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc có một số đặc trưng như sau:
Thứ nhất, Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Tỉnh nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có các vùng sinh thái khác nhau.
Cách đây 20 năm khi mới tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc còn là một miền quê nghèo cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế nông nghiệp bắt đầu có những chuyển biến tích cực nhưng đất canh tác ở Vĩnh Phúc khá nhỏ hẹp, kinh tế giai đoạn đó vẫn rất nghèo nàn, đời sống người dân gặp không ít khó khăn.
Tuy vậy, với sự năng động, sáng tạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành và sự đoàn kết, đồng lòng vượt khó của nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã dần phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả các tiềm năng, tranh thủ các nguồn lực để xây dựng và phát triển.
Thứ hai, Vĩnh Phúc là tỉnh có đông đồng bảo dân tộc thiểu số sinh sống, Địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, là những vùng chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để xây dựng địa bàn nêu trên phát triển nhanh, bền vững, hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, các cấp nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS vững mạnh toàn diện. Đó cũng là điều kiện mấu chốt để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.
Nhiều diễn đàn, hội nghị tại các tỉnh, thành phố và vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đều khẳng định vai trò nòng cốt của các cán bộ người DTTS tại chỗ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội các khu vực đặc thù.
Tại Vĩnh Phúc đã có những trí thức trẻ người DTTS đảm nhiệm các vị trí chủ chốt, nhất là ở cấp cơ sở, góp phần dẫn dắt sự phát triển của địa phương. Đó là hiệu quả từ việc hiện thực hóa nhiều chủ trương, chính sách trong lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức người DTTS. Nhiều cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho lực lượng này tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng quản lý.
Thứ ba, công tác phát triển đảng viên là người có đạo trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn như:
Một số cấp ủy chưa thật sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; chưa quán triệt sâu sắc Thực hiện Quy định số 123 và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 8/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương về kết nạp người có đạo vào Đảng nên còn lúng túng trong tổ chức thực hiện, một số đồng bào tôn giáo khẳng định chi bộ không tổ chức sinh hoạt chuyên đề về phát triển đảng viên là người có đạo. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về việc phát triển đảng viên là người có đạo. Công tác tạo nguồn kết nạp chưa được quan tâm thường xuyên.
Một số cấp uỷ cơ sở chưa có kế hoạch cụ thể về phát triển đảng viên theo từng quý, năm mà chủ yếu là chỉ tiêu trong nhiệm kỳ. Sự phối hợp giữa các thành viên trong hệ thống chính trị của tỉnh trong việc giáo dục, rèn luyện quần chúng ưu tú là người có đạo để trở thành đảng viên thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên. Tỷ lệ kết nạp đảng viên là người có đạo, chức việc, chức sắc ở Vĩnh Phúc (đạt 0,48%) còn thấp nên tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa của đảng viên có đạo đối với đồng bào tôn giáo còn hạn chế.