* Nguyên nhân của những ưu điểm
Có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp đã kịp thời đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời điều chỉnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh có đủ phẩm chất, năng lực thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Có sự tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, nhân dân về cái cách hành chính về các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Có sự kiểm tra, uốn nắn kịp thời của các cấp ủy, chính quyền. Sự tham gia giám sát, phản ánh, đóng góp của người dân về sự điều chỉnh, cải thiện, nâng cao trách nhiệm, năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh.
Có sự quyết tâm của Đảng cộng sản Việt Nam với sự chỉ đạo sát sao, sự đồng thuận của hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương đến địa phương trong
việc thực hiện cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm và chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Xác định rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, công chức và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tạo bước chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ.
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt trên cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chỉ đạo quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động trong toàn hệ thống chính trị trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng và sự đồng thuận của nhân dân.
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và các huyện, thành, thị ủy đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện nhiệm vụ, nâng cao ý thức nỗ lực phấn đấu, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.
* Nguyên nhân những hạn chế
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà các khâu của hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc đang vấp phải những hạn chế; hạn chế trong quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng. Mà đây đều là những khâu vô cùng quan
trọng nếu muốn phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Đảng của tỉnh trong tương lai; Nguyên nhân thì nhiều nhưng cơ bản không thể không để cập tới:
Một là, bất cập trong bộ máy quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng; các ban Xây dựng Đảng tỉnh, huyện, thành, thị ủy, có trách nhiệm phối hợp cùng UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nứớc về nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chính vì vậy, chức năng, nhiệm vụ của ban Xây dựng Đảng là rất lớn. Tuy nhiên, bộ máy quản lý nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng tại các ban Xây dựng Đảng ở tỉnh, huyện, thành, thị ủy còn chưa đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng.
Hai là, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành xây dựng Đảng: Một số cán bộ quản lý năng lực còn yếu, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa có phương pháp lãnh đạo. Còn dập khuôn trong việc cử đảng viên đi học bồi dương theo hướng bắt buộc cho đi học cho đủ chỉ tiêu, đủ điều kiện lấy chứng chỉ
Ba là, Nguồn lực, tài chính, cơ sở vật chất đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng còn thấp. Cơ sở vật chất, ngân sách phân bổ hàng năm cho hoạt động của tỉnh, huyện, thành, thị ủy còn thấp.
Bốn là, hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức còn chưa hoàn thiện, có thể kể đến trong số đó là luật cán bộ, công chức 2008, theo đó thi tuyển là phương thức chủ yếu trong tuyển dụng công chức. Tuy nhiên, đối với các vị trí công việc dù đơn giản hay phức tạp đều áp dụng một quy trình thi tuyển như nhau. Trong quá trình làm việc công chức có thể chuyển từ vị trí này sang vị trí khác nhưng nhìn chung đã vào công vụ là gắn với chế độ công chức suốt đời. Với những đặc điểm như vậy, hoạt động tuyển dụng vừa không linh hoạt, vừa tốn kém. Khi áp dụng vào tình hình thực tế tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện tại tỉnh cũng đang vấp phải những vấn đề bất cập trong tuyển dụng giống như các tỉnh khác
khi áp dụng theo luật cán bộ, công chức. Dẫn đến chi phí thi tuyển tốn kém, chất lượng thi tuyển còn nhiều tranh cãi khi mà chất lượng các thí sinh chưa toàn diện, thiên về kiến thức hơn là kỹ năng làm việc.
Hơn nữa, theo luật cán bộ, công chức khi đã trở thành công chức khó có thể đưa công chức đó ra khỏi hệ thống công vụ, ngay cả khi người đó không đủ năng lực, vì thế cũng khó tạo được vị trí trống trong tổ chức để có thể tuyển người mới.
Năm là, hoạt động kiểm tra giám sát trong Đảng chưa được thực hiện nghiêm túc, còn hiện tượng nể nang nguyên nhân là do phần lớn cán bộ, công chức, những người làm việc trong ngành xây dựng Đảng trong tỉnh ít nhiều đều quen biết, có mối quan hệ với nhau, vì thế hoạt động kiểm tra, giám sát có lúc, có nơi ko tránh khỏi tác động tiêu cực của tỉnh cảm cá nhân trong hoạt động công vụ. Chính vì vậy một người thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát phải là người thực sự công tâm, biết phân biệt rạch ròi giữa việc công và việc tư, khách quan trong công việc thì hoạt động kiểm tra, giám sát mới thực sự đem lại hiệu quả.
Ngoài ra, sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức chưa thực sự hiệu quả. Nhân dân vẫn chưa nhận thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và cũng chưa biết cách thực hiện quyền ấy thế nào cho hiệu quả. Nguyên nhân một phần do nhận thức một bộ phận nhân dân về pháp luật còn hạn chế, cũng không phủ nhận là pháp luật Việt Nam phức tạp, rườm rà, còn chồng chéo, thiếu nhất quán dẫn đến khó hiểu khó thực hiện. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức còn bộc lộ nhiều bất cập, bố trí sử dụng có lúc còn chưa hợp lý, chưa đúng với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và năng lực sở trường của công chức, chế độ chính sách chưa được đảm
bảo, lương, phụ cấp chưa hợp lý tạo tâm lý không ổn định ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Nhận thức được những nguyên nhân kể trên, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực Ngành Xây dựng Đảng nói chung và ngành xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có các giải pháp thiết thực khắc phục những hạn chế, hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Đảng trong hiện tại và tương lai.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Trên cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng, tác giả tiến hành phân tích đánh giá thực trạng năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng thông qua việc điều tra, khảo sát thực tế tại các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, qua phân tích về cơ cấu, số lượng, chất lượng, kết quả, đánh giá, phân loại chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng, sự phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và người dân địa phương làm cơ sở thực tiễn để đưa ra giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế đồng thời phát huy ưu điểm, lợi thế để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công việc của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC