ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Cụ thể hóa chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng tỉnh
Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế quốc dân. Mỗi chính sách cụ thể là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới mục tiêu chung của sự phát triển. Chính sách quản lý phát triển NNL nói chung và quản lý phát triển NNL ngành Xây dựng Đảng nói riêng là công cụ để quản lý NNL gồm các chế độ, các biện pháp, các quy định cụ thể tác động đến hành vi
lao động, thái độ lao động của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan ngành Xây dựng Đảng để đạt được mục tiêu đã được đặt ra.
Cấu trúc của chính sách phát triển NNL bao gồm: Mục tiêu của chính sách, đối tượng áp dụng của chính sách, các nội dung chủ yếu của chính sách, việc tổ chức thực hiện chính sách, việc kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chính sách.
Để phát triển NNL ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh cần tập trung vào những chính sách cơ bản sau:
Thứ nhất, chính sách ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Những giải pháp phát triển NNL của mỗi quốc gia có thể có những điềm khác nhau. Song, vấn đề cơ bản nhất mà hầu như là tất cả các nước đều dành sự quan tâm đặc biệt trong chính sách phát triển NNL là phát triển giáo dục, đào tạo. Giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lương NNL gắn bó chặt chẽ với nhau. Có thể nói, giáo dục, đào tạo là một trong những giải pháp cơ bản nhất để tạo chất lượng NNL, đồng thời, chất lượng NNL cũng trở thành mục tiêu hàng đầu của giáo dục, đào tạo.
Thứ hai, chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài
Thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, cần xây dựng cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng NNL trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thí điểm thực hiện trả lương, phân phối thu nhập theo năng lực và kết quả công tác; có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (Nhà ở, đào tạo,...) cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình.
Tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ công chức, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức thiếu trách nhiệm, tiêu cực, tham nhũng. Công khai minh bạch hóa quá trình tuyển dụng ở tất cả các cấp, các đơn vị.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thu hút nhân tài, phát triển và thu hút nhân tài, bồi dưỡng đào tạo một cách bài bản, chủ động đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, các doanh nhân giỏi. Tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ, sử dụng và quản lý cán bộ căn cứ vào hiệu quả công việc thực tế.
Thứ ba, chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nhân lực ngành Xây dựng Đảng của tỉnh
Tăng định mức chi ngân sách cho ngành giáo dục – khoa học – công nghê và công tác phát triển nhân lực. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực thông qua các chương trình, dự án của Quy hoạch và thông qua các kế hoạch, đề án phát triển nhân lực khác.
Duy trì và phát triển các đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao của Nhà nước, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và quy hoạch cán bộ. Tiếp tục triển khai đề án thu hút NNL trình độ cao.
Khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để cải thiện chất lượng đào tạo.
Thứ tư, chính sách lao động đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng của tỉnh
Giảm dần sự bất hợp lý và lãng phí trong sử dụng nguồn lực lao động, mất cân đối cung – cầu lao động. Tăng cơ hội tuyển dụng nhân lực chất lượng tốt cho các đơn vị và cơ hội việc làm tốt cho người lao động.
Phát triển thông tin thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống giao dịch chính thức trên thị trường lao động, nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch việc làm thành phố. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng hệ thống thông tin dự báo về việc làm và thị trường lao động thống nhất từ tỉnh đến xã.
Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Triển khai thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm y tế - bảo hiểm xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm tại các doanh nghiệp, tuyên truyền, thông tin cho người lao động về các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và hướng dẫn người lao động sử dụng các công cụ xã hội – pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Phát triển hệ thống bảo trợ - an sinh xã hội