Những ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 74)

* Ưu điểm

Hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc nhìn chung thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Thông qua hình thức thi tuyển công khai, minh bạch, theo đúng quy định pháp luật để ban xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc chọn ra nhân sự phù hợp cho vị trí trống. Hình thức này mà tỉnh lựa chọn là hình thức chủ yếu trong tuyển chọn nhân sự cho ngành xây dựng Đảng của tỉnh phần nào đã đảm bảo công khai, minh bạch, góp phần tích cực lựa chọn được người đáp ứng chuyên môn, đúng tiêu chuẩn chức danh quy định, đáp ứng yêu cầu công việc của các cơ quan ngành Xây dựng Đảng của tỉnh.

Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nguồn nhân lực, các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, các quy định về chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật được tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể hóa đã kích thích được tính tích cực của công chức trong thực hiện công việc cũng như ý thức tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được chú trọng đào tạo nâng cao nhận thức thông qua một số khóa học do tỉnh tổ chức. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên khối cơ quan tỉnh, được tổ chức thường niên ít nhất 1 năm 2 đợt.

Qua đó, ý thức chấp hành, thực hiện đường lối chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của cán bộ, đảng viên ngày càng nâng lên.

Đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự đổi mới về lề lối làm việc, cụ thể tổ chức công việc khoa học theo kế hoạch, thực hiện đúng quy định pháp luật trong giải quyết công việc; có phương pháp làm việc khoa học chú trọng trong phân công và phối hợp trong công việc giữa các bộ phận, giữa các huyện, thành phố trong thực hiện nhiệm vụ mục tiêu chung của tỉnh.

Ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều biện pháp động viên tinh thần cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trong thực thi công vụ như: đẩy mạnh nêu gương trong thực thi công vụ, góp phần cổ vũ động viên tinh thần của cán bộ, công chức cố gắng hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Khen thưởng kịp thời với cán bộ, công chức có thành tích tốt trong thực thi công vụ theo đúng Hướng dẫn số 56- HD/VPTW hướng dẫn về mức chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng đối với tổ chức Đảng và Đảng viên.

Thực tế đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy có tới hơn 90% là rất tốt và tốt, còn lại chỉ có 5,6% đánh giá là bình thường và 2,2% là kém.

Hoạt động tuyển dụng công chức được công khai, minh bạch, ưu tiên tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn cao. Việc sắp xếp, bố trí công chức dân được chuyên môn hóa và phát huy tốt vai trò của các công chức ở mỗi vị trí được đảm nhận và qua bố trí công việc hợp lý cũng làm cơ sở tốt cho việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cho tỉnh.

Công tác kiểm tra, giám sát được tỉnh đề cao thực hiện, có sự tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh do vậy việc giải quyết các yêu cầu của công dân đã tạo được sự đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả, đảm bảo

quyền và lợi ích chính đáng của công dân cũng như củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại công chức hàng năng được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Trung ương.

Vấn đề đạo đức công vụ được tỉnh quan tâm và xây dựng một phong cách công vụ chuẩn mực theo yêu cầu lấy mục tiêu phục vụ nhân dân làm đầu. Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng trong những năm qua được tỉnh hết sức quan tâm, số lượng công chức được đào tạo đã tăng lên hằng năm góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, từ đó tạo nên phong trào học tập rộng khắp các cơ quan, đơn vị đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng vào đúng vị trí quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng.

* Hạn chế

Công tác quy hoạch: đã có quy trình, kế hoạch như đã đánh giá ở phần ưu điểm song việc triển khai trên thực tế còn chậm, thiếu cụ thể.

Tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ, công chức đưa vào quy hoạch còn chung chung, chưa cụ thể hóa với từng nhiệm vụ chuyên môn, còn hiện tượng nể nang trong bổ nhiệm, sử dụng cán bộ.

Việc bố trí sử dụng cán bộ, công chức: Về cơ bản nhân lực ngành xây dựng Đảng đã được quan tâm bố trí đúng người đúng việc tuy nhiên không thể phủ nhận còn ở một số đơn vị phân công còn chưa hợp lý, có thể nhắc đến huyện Bình Xuyên, một trong những huyện còn nhiều khó khăn, mặt bằng chung về chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn các huyện khác trong tỉnh do vậy để lựa chọn phân công đúng người, đúng việc trong khi trình độ chuyên môn chưa đáp ứng đầy đủ sẽ gây khó khăn cho quá trình bố trí, sắp xếp nhân sự.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Nhiều cán bộ, Đảng viên tuy đã được quan tâm đưa đi đào tạo nâng cao trình độ nhưng thái độ học tập chưa tốt, một bộ

phận còn quan trọng hình thức hơn kiến thức, tức là chỉ quan tâm đến việc lấy chứng chỉ còn không chịu khó tích lũy kiến thức.

Công tác bồi dưỡng tập trung còn nặng về hình thức, nhận thức của cán bộ, Đảng viên ngành Xây dựng Đảng trong vấn đề bồi dưỡng còn mang tính chất đối phó, ép buộc; cùng với đó, đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm truyền tải nên chưa tạo được niềm tin và sức thuyết phục đối với đội ngũ học viên, chưa tạo niềm say mê trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; chưa chú trọng việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng dẫn đến chất lượng bồi dưỡng chưa cao.

Bên cạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá hằng năm còn cả nể dẫn đến góp ý thiếu khách quan, đánh giá chưa sát thực năng lực của đồng nghiệp. Chưa kiên quyết trong xử lý kỷ luật vi phạm về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)