Thực trạng nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 60)

* Số lượng

Thực tế theo số liệu thống kê, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đang có 183 cán bộ, công chức đang làm việc, Thành ủy Vĩnh Yên có 33 cán bộ, công chức, Thị ủy Phúc Yên có 28 cán bộ, chức. Ngoài ra 7 huyện còn lại bao gồm Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên có số lượng cán bộ, công chức đang làm việc là từ 24 đến 35 người, trong đó Huyện ủy Sông Lô có số lượng ít nhất với 24 cán bộ, công chức và nhiều nhất là Huyện ủy Lập Thạch với 35 cán bộ, công chức đang làm việc. Qua thống kê số lượng cán bộ, công chức tỉnh Vĩnh Phúc đã cơ bản thực hiện đúng theo Quy định.

* Cơ cấu tuổi

Nhìn chung, dựa vào biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy, số lượng cán bộ, công chức dưới 30 tuổi đạt tỷ lệ thấp, đa phần dưới 15%. Mặt khác, độ tuổi từ 51 đến 60 đang chiếm tỷ lệ không nhỏ, trong khi đó, nhóm tuổi từ 31 đến 40 và từ 41 đến 50 đều chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu nhóm tuổi của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Như vậy, dựa vào biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy, tuổi đời của đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh khá cao, cần được trẻ hóa và tạo nguồn kế cận vì đội ngũ cán bộ, công chức trẻ với tính năng động, sáng tạo, có trình độ năng lực sẽ là yếu tố thuận lợi cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời qua phân tích số liệu, tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần có những chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng của tỉnh để thay thế những cán bộ, công chức sắp về hưu hoặc không đủ năng lực hay yếu kém về trình độ chuyên môn.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tuổi của cán bộ, công chức đang làm việc tại Tỉnh ủy và các huyện, thành, thị ủy trực thuộc Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Đơn vị: %

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc * Trình độ quản lý nhà nước

Cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản đều đã qua đào tạo, thấp nhất là ngạch chuyên viên và cao nhất là ngạch chuyên viên cao cấp. Nhìn vào biều đồ có thể dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa qua đào tạo tương ứng với ngạch cán sự và nhân viên trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạt thấp nhất là 3,03% và cao nhất là 8,57%. Điều này cho thấy, cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được đào tạo tốt về trình độ quản lý nhà nước, đáp ứng về yêu cầu công việc chuyên môn hiện nay.

37.16 45.45 57.14 54.17 57.14 34.62 41.94 44.44 33.33 43.75 35.52 30.30 28.57 12.50 25.71 38.46 9.68 22.22 36.67 28.13 15.30 12.12 10.71 29.17 5.71 19.23 38.71 14.81 20.00 18.75 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Thành ủy Vĩnh Yên Thị ủy Phúc Yên Huyện ủy Sông Lô Huyện ủy Lập Thạch Huyện ủy Tam Dương Huyện ủy Vĩnh Tường Huyện ủy Yên Lạc Huyện ủy Bình Xuyên Huyện ủy Tam Đảo

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ về trình độ quản lý nhà nước của các bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị: %

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc * Trình độ chuyên môn

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc hiện có 183 cán bộ, công chức đang làm việc trong đó, có 129 người có trình độ đại học chiếm 70,49%, 39 người đạt trình độ Thạc sỹ chiếm 21,31%, Tiến sỹ có 3 người đạt 1,64% và còn lại 12 người đạt trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 6,56%.

Trình độ chuyên môn là một yếu tố rất quan trọng cấu thành năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong đó có cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng ảnh hưởng trực tiếp đến

7.10 3.03 3.57 8.33 8.57 15.38 9.68 3.70 6.25 67.76 84.85 85.71 70.83 80.00 73.08 54.84 85.19 90.00 68.75 20.22 9.09 10.71 20.83 11.43 7.69 35.48 11.11 10.00 25.00 4.92 3.03 3.85 0.00 50.00 100.00 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Thành ủy Vĩnh Yên Thị ủy Phúc Yên Huyện ủy Sông Lô Huyện ủy Lập Thạch Huyện ủy Tam Dương Huyện ủy Vĩnh Tường Huyện ủy Yên Lạc Huyện ủy Bình Xuyên Huyện ủy Tam Đảo

Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính

tính chuyên nghiệp, chất lượng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức hiện đang công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị: %

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Trình độ chuyên môn thấp là một hạn chế lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ vì trình độ chuyên môn là yếu tố cơ bản cấu thành năng lực thực hiện nhiệm vụ, giúp cán bộ, công chức thực hiện tốt các công việc theo sự phân công. Đặc biệt, trong bối cảnh Vĩnh Phúc là tỉnh được đầu tư, phát triển trọng điểm ở khu vực phía Bắc, vì vậy thời gian tới cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo bồi dưỡng về trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng để phục vụ cho sự phát triển của tỉnh.

6.06 10.71 12.50 14.29 15.38 9.68 7.41 3.33 9.38 75.76 75.00 87.50 68.57 73.08 74.19 77.78 93.33 81.25 18.18 14.29 0.00 17.14 11.54 16.13 14.81 3.33 9.38 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Thành ủy Vĩnh Yên Thị ủy Phúc Yên Huyện ủy Sông Lô Huyện ủy Lập Thạch Huyện ủy Tam Dương Huyện ủy Vĩnh Tường Huyện ủy Yên Lạc Huyện ủy Bình Xuyên Huyện ủy Tam Đảo

* Trình độ ngoại ngữ

Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chiếm tỷ lệ không cao, trung bình chỉ đạt khoảng 40% tổng số cán bộ, công chức. Đây cũng là một hạn chế của ngành Xây dựng Đảng của tỉnh, bởi trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế, quốc tế thì ngoại ngữ trở thành một trong những điều kiện cần thiết. Trong hoạt động thực thi công vụ, ngoại ngữ là một yếu tốt rất quan trọng, giúp công chức nghiên cứu, tiếp cận tài liệu và các trang thiết bị. máy móc phục vụ thực hiện công việc. Còn khoảng 60% số cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có trình độ ngoại ngữ làm hạn chế khả năng tiếp cận, nghiên cứu tài liệu nước ngoài và học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế. Trong thời gian tới cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ cho đối tượng này nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, nghiên cứu và học tập trong và ngoài nước.

* Trình độ tin học

Ngược lại với trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm một tỷ lệ không cao, trình độ tin học của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lại chiếm một tỷ lệ khá cao. Theo số liệu thống kê, có tới hơn 70% số cán bộ, công chức có trình độ tin học, điều này là lợi thế bởi yêu cầu trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay cần đẩy mạnh quá trình tin học hóa trong nền công vụ phục vụ cải cách hành chính từng bước tiến tới xây dựng chính quyền điện tử. Tin học là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, vẫn còn có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian tới hướng đến đạt 100% cán bộ, công chức có trình độ tin học trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

* Kỹ năng và phương pháp thực thi công vụ

Kỹ năng và phương pháp thưc thi công vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đó là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo, thuần thục những kiến thức và kinh nghiệm của công chức vào thực tiễn giải quyết công việc.

Biểu đồ 2.5: Về kỹ năng thực thi công vụ của cán bộ công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Qua khảo sát bằng phiếu hỏi, kết quả điều tra cho ta thấy chỉ có 6,7% tương đương với 12 phiếu đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc là kém. Còn lại 52,8 % (95 phiếu) và 40,5% (73 phiếu) đánh giá lần lượt là bình thường và tốt. Điều này cho thấy, phần lớn cán bộ, công chức ngành Xây dung Đảng tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy được kiến thức và trình độ của mình, có kỹ năng và phương pháp làm việc tốt, giải quyết công việc hiệu quả. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập đầy thách thức, xã hội luôn phát triển không ngừng và hoạt động công vụ cũng luôn có sự thay đổi thì một số cán bộ, công chức còn hạn chế về kỹ năng và phương pháp thực thi công vụ, còn bị động, ngại đổi mới, chưa có phương pháp làm

40.5% 52.8% 6.7% Tốt Bình Thường Kém

việc khoa học. Một số khác chưa thực sự tâm huyết, sâu sát, nhiệt tình với công việc, chưa thể hiện được sự chuyên nghiệp trong giải quyết công việc.

* Đạo đức, tinh thần trách nhiệm công vụ và thái độ phục vụ nhân dân

Cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trong thực thi nhiệm vụ phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức, thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, không vụ lợi cá nhân, có lối sống trong sạch, có thái độ cư xử đúng mực và tôn trọng nhân dân; phải công bằng, không thiên vị, thực thi công vụ bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tâm, tận tụy, chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.

Biểu đồ 2.8: Đánh giá đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy có 53,3% (96 phiếu) đánh giá đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc là tốt; 37,3% (67 phiếu) đánh giá là bình thường và 9,4% (17 phiếu) đánh giá là kém. Có thể thấy, bên cạnh phần lớn cán bộ, công chức là những người có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công

53.3% 37.3% 9.4% Tốt Bình thường Kém

vụ thì vẫn còn tồn tại những biểu hiện về suy thoái đạo đức, ý thức trách nhiệm đã và đang gây nên những bức xúc cho nhân dân.

Biểu đồ 2.7: Đánh giá thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, 13,9% (25 phiếu) đánh giá thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc là rất tốt, 57,2% (103 phiếu) đánh giá là tốt; 25% (45 phiếu) đánh giá là bình thường, còn lại 3,9% (7 phiếu) đánh giá là kém.

Trong hoạt động thực thi công vụ, đội ngũ cán bộ công chức nhìn chung đã có ý thức chính trị, giữ vững phẩm chất cách mạng, cách thức ứng xử, giao tiếp, quan hệ, lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường, giảm bớt phiền hà nhũng nhiều, tiêu cực đối với nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi công vụ vẫn còn một số ít cán bộ, công chức có những hạn chế về thái độ, hành vi ứng xử, lề lối làm việc, giao tiếp với nhân dân chưa đúng mực, còn có biểu hiện sách nhiễu, đùn đẩy né tránh.

13.9% 57.2% 25.0% 3.9% Rất tốt Tốt Bình thường Kém

* Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công vụ

Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công vụ thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc và tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong thực tiễn.

Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Khảo sát về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy có 38,9% (70 phiếu) đánh giá là tốt; 41,7% (75 phiếu) đánh giá là đạt yêu cầu; 15,6% (28 phiếu) đánh giá là chưa tốt; còn lại 3,8% (7 phiếu) đánh giá là kém. Kết quả cho thấy, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được đánh giá khá cao, điều này phản ánh những nỗ lực và cố gắng của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc trong thực thi nhiệm vụ mặc dù vẫn còn những khó khăn và hạn chế.

38.9% 41.7% 15.6% 3.8% Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt Kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)