Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triền nguồn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 71)

lực ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc

* Thể chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng đang được áp dụng trên địa bàn Tỉnh

Tính đến nay, Nhà nước đã xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý công chức. Trong đó, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 là văn bản luật cao nhất. Hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, Công chức là các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Nội vụ và một số Bộ liên quan như:

- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định về quản lý biên chế công chức;

- Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;

- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;

- Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07/7/2011 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp công vụ;

- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội Vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Thông tư 08/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010-NĐ-CP của Chính phủ quy định những người là công chức;

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức đã quy định chi tiết và hướng dẫn các nội dung liên quan đến quản lý công chức như: Tuyển dụng, sử dụng, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, từ chức, luân chuyển, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc và phân cấp quản lý công chức. Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất. Hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành đầy đủ, có tính khả thi cao, điều chỉnh khá toàn diện và đầy đủ các quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lý công chức, đã đáp ứng đỏi hỏi khách quan của thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo nên hệ thống thể chế công chức, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, phát triển và quản lý công chức trong thời gian qua.

Tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi thấy ra một số nội dung văn bản còn chung chung khó hiểu chưa đi sát với yêu cầu của thực tiễn nên khi ứng dụng vào công việc gặp một số khó khăn. Mặt khác, do trình độ của một bộ phận công chức còn yếu nên việc đọc, phân tích và ứng dụng các văn bản cấp trên còn nhiều, hạn chế chưa hiệu quả.

* Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, BHYT, BHXH đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng

Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng được quan tâm và thực hiện tốt. Vì BHYT là hình thức bảo hiểm mang tính cộng đồng chia sẻ được áp dụng trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của

Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Nghị định 62/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và Hướng dẫn một số điều của Luật BHYT. Chính sách BHXH được các cấp, các ngành và các ban xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nghiêm túc theo quy định. Các cán bộ, công chức, người lao động tham gia BHXH sẽ được đảm bảo bù đắp một phần khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, thai sản tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Khi cán bộ, đảng viên, người lao động các ban xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh được hưởng các chế độ BHXH, các cơ quan trong hệ thống BHXH và cán bộ chuyên trách công tác BHXH thực hiện nghiêm túc, chi trả chính xác, kịp thời cho cán bộ, công chức, người lao động khác.

Các cán bộ, công chức, người lao động khác khi tham gia BHXH, BHYT khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả phần trăm theo quy định; được nhận tiền trợ cấp khi không làm việc được, nghỉ chăm con khi con ốm; nghỉ thai sản và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận trợ cấp do giảm khả năng lao động vì tai nạn hoặc đau ốm; được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc làm.

* Chính sách thi đua, khen thưởng đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng

Chính sách thi đua, khen thưởng đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng làm việc trong các ban Xây dựng Đảng được áp dụng theo Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 của Quốc hội này 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng số 39/2013/QH11 của Quốc hội này 16 tháng 11 năm 2013 và Nghị định 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013.

Ban xây dựng đảng tỉnh ủy, huyện ủy, thị ủy và thành ủy hiện nghiêm túc Luật thi đua, khen thưởng; động viên nguồn nhân lực xây dựng đảng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều cá nhân, nhiều tập thể điển hình được được coi là tấm gương sáng cho đồng nghiệp noi theo.

*Chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ khác

Chính sách này có tác động rất lớn đến động lực và hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng. Chính vì vậy Tỉnh ủy đã rất quan tâm đến vấn đề này, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về tiền lương, chế độ ưu đãi, thu hút, phụ cấp thâm niên theo quy định hiện hành đối với công chức và cán bộ quản lý. Các ban Xây dựng Đảng của tỉnh đã chủ động tham mưu những chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng, cụ thể là quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, công chức đi học nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm…

Bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít những bất cập khi thực hiện các chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng. Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng còn chưa quyết liệt. Một số cán bộ còn dễ dãi, nể nang, thiếu công bằng trong bình xét thi đua.

* Xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh

Tuyển dụng công chức: Thực hiện các quy định của Ban Tổ chức Trung ương, các quy định liên quan đến tuyển dụng công chức của Chính phủ, các cơ quan ngành Xây dựng Đảng của tỉnh đã thực hiện công tác tuyển dụng công chức vào làm việc tại các phòng chuyên môn. Công chức tuyển dụng vào làm việc tại các phòng chuyên môn thuộc các cơ quan ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh được thực hiện qua hình thức thi tuyển. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện theo đúng quy định Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 13/2010/TT-BNV, Thông

tư số 06/2010/TT-BNV của Bộ Nội Vụ. Tỉnh đã tuyển dụng, bổ sung, nâng cao chất lương đội ngũ công chức cho các cơ quan ngành Xây dựng Đảng thông qua hình thức thi tuyển, hình thức này đã đảm bảo năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, đúng tiêu chuẩn chức danh quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan ngành Xây dựng Đảng của tỉnh.

Nhìn chung, việc tổ chức thi tuyển của tỉnh được thực hiện theo đúng phương án, kế hoạch đã được Tỉnh ủy phê duyệt, công tác chuẩn bị, ra đề, coi thi, chấm thi đã được tổ chức chu đáo, an toàn, nghiêm túc, đảm bảo chính xác, công bằng cho mọi đối tượng tham gia dự tuyển.

Ngoài các hình thức tuyển dụng trên, tỉnh đã ban hành chính sách thu hút nhân tài thông qua hình thức cho phép luân chuyển cán bộ nhằm mục đích tăng cường chất lượng đội ngũ công chức. Đối tượng cần thu hút là những cá nhân có trình độ chuyên ngành phù hợp với nhu cầu của cơ quan đơn vị; có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác có đạo đức phẩm chất tốt.

Việc tổ chức thi tuyển cạnh tranh đối với các chức danh lãnh đạo hiện nay còn mới mẻ nên nên tỉnh đang thực hiện thí điểm ở một số chức danh thuộc khối đoàn thể. Trong thời gian sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để tổ chức thi tuyển cạnh tranh đối với các chức danh lãnh đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Xây dựng quy hoạch công chức: Các cơ quan ngành Xây dựng Đảng của tỉnh đã chú trọng công tác xây dựng quy hoạch công chức theo đúng quy định, đá ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cho từng giai đoạn. Vai trò của cấp ủy và chính quyền được thể hiện rõ ràng, cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng quy hoạch công chức. Trong đó ưu điểm là đã tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách cán bộ, từng bước đưa công tác cán bộ đi vào nề nếp, khoa học, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đội ngũ công chức

trong những năm tiếp theo. Nhiều đổi mới trong công tác cán bộ theo tinh thần của Luật Cán bộ, Công chức đã được triển khai thực hiện.

Khi tìm hiểu về công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ chúng tôi tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng với việc bổ nhiệm hiện nay đối với công chức, kết quả được thể hiện:

Biểu 2.11: Mức độ hài lòng trong bổ nhiệm hiện nay của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả ở biểu 2.11 cho thấy phần lớn số người được khảo sát đã biểu lộ sự chưa hài lòng về việc bổ nhiệm, đề bạt công chức hiện nay. Trong số những người được hỏi, có 20.6% trả lời rất hài lòng và 15.0% trả lời hài lòng; 28.8% trả lời không hài lòng và 35.6% trả lời rất không hài lòng về việc bổ nhiệm, đề bạt. Lý do là theo các công chức thì công tác quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Tiêu chuẩn để lựa chọn công chức vào quy hoạch còn quá chung chung, chưa cụ thể hóa đối với từng loại công chức. Việc quy hoạch, lựa chọn lãnh đạo, quản lý, đề bạt cán bộ còn phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ cá nhân, còn mang tính chủ quan, hình thức, vẫn còn tình trạng dựa vào thâm niên công tác đề bạt. Việc xem xét kỹ năng, hiệu quả của cán bộ, cân

20.6% 35.6% 28.8% 15.0% Rất hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng

nhắc các cán bộ sau khi đào tạo đã hoàn thành tốt công việc được giao chưa được quan tâm trong việc bổ nhiệm các cương vị quản lý.

Cùng với việc khảo sát mức độ hài lòng trong việc bổ nhiệm công chức hiện nay chúng tôi tiến hành khảo sát về sự tác động của cơ hội thăng tiến đối với động lực làm việc của công chức; kết quả thu được như sau:

Biểu 2.12: Cơ hội thăng tiến tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát từ biểu đồ 2.12 cho thấy: có 24,4% công chức tin rằng cơ hội thăng tiến có tác động rất nhiều đến động lực làm việc; 36,7% tin rằng có tác động nhiều; 17,8% tin rằng có tác động vừa phải; trong khi đó chỉ có 13,9% tin rằng tác động ít và 7,2% tin rằng tác động rất ít.

Theo tìm hiểu và phỏng vẫn thì thấy rằng mục tiêu quy hoạch công chức chưa xác định rõ ràng ở từng cấp, từng đơn vị. Nhiều cấp ủy, chi bộ đảng và công chức lãnh đạo, quản lý chưa chủ động xây dựng quy hoạch công chức kế nhiệm cho đơn vị của mình. Chưa thực hiện tốt các khâu sau quy hoạch như kiểm tra, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công chức theo quy định. Cơ cấu

24.4% 36.7% 17.8% 13.9% 7.2% Rất nhiều Nhiều Vừa phải Ít Rất ít

cán bộ còn chưa hợp lý, còn bị động, hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, đội ngũ cán bộ còn chưa được chuẩn hóa một cách đầy đủ.

Bố trí, sử dụng công chức: Việc bố trí, sử dụng công chức của tỉnh trong thời gian qua về cơ bản đảm bảo đúng ngành nghề được đào tạo; phát huy được năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ, công chức. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị đều có kế hoạch rà soát bố trí công chức đảm bảo cơ cấu, phù hợp năng lực chuyên môn từng vị trí công tác và thực hiện tốt chính sách luân chuyển, điều động cán bộ theo quy định.

Biểu đồ 2.13: Sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực sở trường của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát

Trong số cán bộ, công chức đang công tác trong ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc được hỏi về sự phù hợp giữa công việc được giao và năng lực sở trường, có 15,0% trả lời rất phù hợp; 48,9% trả lời phù hợp; 30,5% trả lời không phù hợp và 5,6% trả lời là rất không phù hợp.

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng của tỉnh

Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng được quyết định bởi phẩm chất năng lực và kết quả công tác

15.0% 48.9% 30.5% 5.6% Rất phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp Rất không phù hợp

của đội ngũ công chức nhà nước. Phẩm chất của đội ngũ công chức ngoài khả năng và tinh thần tự học tập lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức và kỹ năng thực hành cho họ. Đặc biệt là trong điều kiện khoa học công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão, thâm nhập và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tin học vào hiện đại hóa nền hành chính, công tác đào tạo bồi dưỡng công chức trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức là vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thiết thực.

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thời gian qua có những điểm nổi bật sau:

Một là, công tác đào tạo, bồi dưỡng tập trung chủ yếu vào đối tượng là cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Đảng, phục vụ dân nhân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung.

Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào nội dung cơ bản là trang bị kiến thức lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước.

Ba là, các cơ quan, đơn vị ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)