Ủy ban nhân dân tỉnh:
Lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm điều kiện để người khuyết tật thực hiện
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người khuyết tật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
Tổ chức cuộc tổng điều tra người khuyết tật trên địa bàn nhằm có số liệu cụ thể qua đó tạo cơ sở cho việc định hướng các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội những năm tiếp theo.
Cần tăng cường tham mưu đề xuất UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật kịp thời hơn, toàn diện hơn đồng thời kiến nghị HĐND-UBND cấp tỉnh, huyện hàng năm bố trí một phần kinh phí cho công tác điều tra, rà soát đối tượng; công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật.
Tham mưu đề xuất UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và hướng nghiệp cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Việc hoàn thiện chính sách đối với người khuyết tật để người khuyết tật hưởng đầy đủ các quyền như người bình thường khác và hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội theo đúng khả năng của mình, cần phải xây dựng những trung tâm chăm sóc người khuyết tật, đây không phải những Trung tâm được hiểu chỉ hỗ trợ ăn uống và coi trông mà đây là những Trung tâm theo một mô hình tổng hợp đan xen các hoạt động bao gồm hoạt động giáo dục đặc biệt, giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập; hướng nghiệp và đào tạo nghề; chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; chăm sóc nuôi dưỡng để người khuyết tật có kỹ năng sống, có một nghề để tái hòa nhập với gia đình, cộng đồng, giảm gánh nặng cho xã hội và trở thành những thành viên có ích cho xã hội. Hơn nữa người khuyết tật chỉ ở tại Trung tâm với một thời gian nhất định, thời gian từ 3 đến 5 năm. Người khuyết tật được trả về cộng đồng khi người
khuyết tật có được kỹ năng nhất định theo khả năng của mình như kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng tự lập cho cuộc sống của mình. Ví dụ, mô hình Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật trực thuộc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi tỉnh Thừa Thiên Huế (địa chỉ: 16 Thánh Gióng, Tp Huế), Trung tâm này có chức năng giáo dục - hướng nghiệp dạy giáo dục đặc biệt, các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ em khuyết tật, có các lớp dạy nghề như nghề may công nghiệp, tin học văn phòng, dạy làm hoa lụa, thêu tranh và dạy cắt tóc gội đầu; Trung tâm chăm sóc y tế khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; bể bơi vật lý trị liệu, nhà ăn, thư viện. Trung tâm có các bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, các giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành dạy trẻ khuyết tật. Người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật được đưa đến Trung tâm được các y, bác sỹ, giáo viên phân loại theo khả năng nhận thức được xếp vào các lớp giáo dục văn hóa, giáo dục hướng nghiệp. Sau khi các em có được những kiến thức nhất định cho chính bản thân mình, hàng năm Trung tâm có kế hoạch trả các em về địa phương, tiếp tục được sự giúp đỡ của gia đình và chính quyền địa phương, nhưng sự giúp đỡ của gia đình và chính quyền địa phương sẽ ít hơn rất nhiều so với lúc các em mới đến Làng bởi ngoài những kiến thức các em được giá dục ở Trung tâm, các em còn được các giáo viên, các y bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn gia đình trẻ khuyết tật các phương pháp chăm sóc, phương pháp tập luyện vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các kỹ năng cơ bản khác. Trên thực tế, sau khi được giáo dục hướng nghiệp nhiều người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng ở Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật đã có việc làm ổn định và tự nuôi sống được bản thân. Để xây dựng được những mô hình như thế này, nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế phải có những chính sách đầu tư những trang thiết bị cơ bản cho những trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm chăm sóc người khuyết
tật; có những chính sách hỗ trợ ưu đãi nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các trung tâm, chính sách nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các giáo viên, y bác sĩ tại các Trung tâm, tuyển dụng thêm các cán bộ, nhân viên công tác xã hội nhằm tăng cường công tác tuyên truyền và là cầu nối giữa các trung tâm bảo trợ với gia đình và cộng đồng vì nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật là một việc làm khó, cần sự kiên trì, nhẫn lại và con các em như chính con cái mình. Khi các em tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng, nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ các em như các chính sách giáo dục, chăm sóc y tế, trợ cấp xã hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, chính sách được hưởng các thành quả chung của xã hội như tiếp cận các công trình giao thông công cộng. Bên cạnh những chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật, Nhà nước cũng cần có chính sách xã hội hóa kêu gọi sự chung tay giúp đỡ, sẻ chia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với đối tượng người khuyết tật. Có như vậy người khuyết tật sẽ có được sự tự tin, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với gia đình và xã hội.
Cần xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến biến động người khuyết tật thống nhất từ tỉnh đến huyện, phường, xã.
Cần chỉ đạo tổ chức quyết liệt hơn việc hình thành phát triển mô hình cộng tác viên công tác xã hội ở địa bàn dân cư nhằm quản lý, tư vấn tốt cho người khuyết tật.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để học tập trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm các nguồn tài trợ, hỗ trợ, trợ giúp cho người khuyết tật, xây dựng các mô hình chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng phù hợp với hoàn cảnh, địa bàn quản lý.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ những cơ sở khách quan về lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ở chương I và phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập ở chương II, Chương III của luận văn đưa ra những quan điểm định hướng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả hơn chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn tới. Các giải pháp cơ bản phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và những giải pháp đó góp phần hạn chế những vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua, nhằm thực hiện giúp đỡ người khuyết tật để góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh nhà, phát triển đô thị Huế theo định hướng mà Chính phủ phê duyệt.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động TGXH nói chung, TGXH thường xuyên nói riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:
1. Trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là vấn đề hết sức quan trọng, nó không chỉ đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người khuyết tật mà còn góp phần ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.
2. TGXH nói chung và chính sách TGXH thường xuyên có vai trò hết
sức quan trọng, là một trong những công cụ điều tiết phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư để đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, đảm bảo an toàn cho các thành viên trong xã hội khi học gặp phải rủi ro trong cuộc sống. Thừa Thiên Huế là tỉnh nghèo, đang phát triển lại chịu hậu quả của chiến tranh, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và tác động của quá trình chuyển đổi nền kinh tế đã dẫn đến các đối tượng cần được trợ giúp đông. Các đối tượng này đang gặp khó khăn trong cuộc sống, sức khỏe yếu, trình độ văn hóa thấp, không có việc làm ổn định nên phần lớn đang sống trong cảnh nghèo đói, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Bộ phận dân cư này rất cần đến sự trợ giúp của Nhà nước, xã hội và cả cộng đồng.
3. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan
tâm chỉ đạo và thực hiện hoạt động TGXH cho người khuyết tật có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên công tác TGXH cho người khuyết tật vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như đối tượng được hưởng các hoạt động tài trợ chưa được mở rộng, mức trợ cấp trong từng thời kỳ còn thấp (chưa có sự hỗ trợ thêm mà chỉ bằng mức chuẩn của Trung ương); việc triển
khai các chính sách chưa đồng bộ, chưa đánh giá chính xác, nhận thức của các xã hội, của gia đình và chính bản thân người hưởng lợi chưa cao.
4. Để hệ thống chính sách TGXH cho người khuyết tật ở Thừa Thiên
Huế ngày càng phát huy được vai trò quan trọng của mình trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì cần phải hoàn thiện chính sách TGXH cho người khuyết tật theo hướng nâng mức trợ cấp, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách, đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội để người khuyết tật vượt qua được mọi khó khăn, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Anh (2018), Quyền làm việc và một số quy định của pháp lu t về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết t t, Tạp chí lao động xã hội số 573.
2. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ Người khuyết tật tại Việt Nam (2013),
Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp Người khuyết t t tại Việt Nam.
3. Nguyễn Thị Báo (2008), Hoàn thiện pháp lu t về quyền của người khuyết
t t ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư 26/2012/TT- BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012 về hướng dẫn một số điều Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Lu t Người khuyết t t.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo mô đun về xác định đối tượng trong Đánh giá Giữa kỳ Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo năm 2008.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thu t ngữ Lao động, Thương binh và xã hội, NXB LĐXH, Hà Nội.
7. Bộ lao động thương binh xã hội - Bộ y tế - Bộ tài chính - Bộ giáo dục
(2012), Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT BLĐTBXH - BYT - BTC - BGDĐT ngày 28/12/2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết t t do Hội đồng xác định mức độ khuyết t t thực hiện.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo kết quả thực hiện
công tác bảo trợ xã hội năm 2012.
9. Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ - CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 13/2010/NĐ - CP ngày 27/02/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ - CPngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
11. Chính phủ (2010), Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020.
12. Chính phủ (2011), Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Lu t Người cao tuổi.
13. Chính phủ (2011), Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt
Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020.
14. Chính phủ (2012), Nghị định số 28/2012/NĐ - CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Lu t người khuyết t t.
15. Chính phủ (2012), Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 quyết định phê duyệt đề án trợ giúp Người khuyết t t giai đoạn 2012 - 2020.
16. Chính phủ (2012), Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 về ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW.
17. Chính phủ (2013), Quyết định 647/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 Phê
duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết t t nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020.
18. Chính phủ (2013), Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định
chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
19. Chính phủ (2017), Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 quy định về thành l p, tổ chức, hoạt động; giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
20. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X.
24. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI.
25. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình an sinh xã hội, Nhà xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội.
26. Phạm Đại Đồng (2011), Chính sách BTXH đối với một số đối tượng yếu
thế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý.
27. Nguyễn Thị Hà (2014), Giáo trình Công tác xã hội với Người khuyết t t. 28. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về chính sách công,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Lê Văn Hòa (2016), T p bài giảng Thực thi chính sách công.
30. Nguyễn Đức Hoàng (2013), Chế độ bảo trợ đối với người khuyết t t,
Luận văn thạc sĩ Luật học.
31. Nguyễn Hải Hữu (2005), Đề tài cấp bộ về đổi mới chính sách trợ giúp
xã hội.
32. Nguyễn Hải Hữu (2007), Báo cáo chuyên đề thực trạng trợ giúp xã hội và
ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001 - 2007 và khuyến nghị tới năm 2015,