Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP xã hội CHO NGƯỜI KHUYẾT tật TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 50 - 54)

Việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh cho thấy việc thực hiện đúng các Nghị định, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thì còn tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm, nhu cầu, phân bổ của các đối tượng của mỗi tỉnh để vận dụng, thực hiện các chính sách trợ giúp cho các đối tượng khác nhau. Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của tỉnh Quảng Bình, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hà Tĩnh từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để tỉnh Thừa Thiên Huế có thể tham khảo và vận dụng như sau:

Thứ nhất, tăng cường vai trò của Nhà nước trong hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên.

Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và ngày càng có ảnh hưởng lớn trong việc hoạch định chính sách, đường lối. Chính sách TGXH thường xuyên phải mang tính toàn diện, phải có sự thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể. chính sách về TGXH thường xuyên nhằm đảm bảo công bằng, bảo vệ người dân trước những rủi ro của cuộc sống. Nhà nước không chỉ đề ra chính sách và trợ giúp mà cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, chỉ ra vai trò, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong hoạt động TGXH thường xuyên.

Thứ hai, phải gắn chính sách TGXH với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể:

TGXH được xác định là bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế thị trường hướng vào phát triển con người. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, phát triển kinh tế luôn đi đôi với phát triển chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách TGXH thường xuyên nói riêng. Việc xây dựng các chính sách TGXH thường

xuyên cho các đối tượng yếu thế nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn về kinh tế - xã hội. Các bước đẩy mạnh hoạt động TGXH của tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải kịp thời hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn nữa, nhằm tường bước tiến tới toàn dân, không để ai rơi vào nghèo đói.

Thứ ba, đa dạng hóa nguồn lực cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên. Ở Đà Nẵng, nguồn lực thực hiện hoạt động TGXH thường xuyên lớn, nhiều nguồn lực hỗ trợ cho công tác TGXH thường xuyên. Ngoài nguồn lực từ ngân sách, thì các nguồn lực khác được huy động tối đa như: nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức từ thiện, nhân dân, nguồn trợ giúp của các doanh nghiệp, quốc tế và nguồn lực từ chính gia đình, cá nhân đối tượng. Để đạt được kết quả đó, Đà Nẵng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ đảng viên, của cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội, của mỗi cá nhân trong cộng đồng về công tác trợ giúp xã hội. Thống nhất ý chí, chiến lược chính sách trong toàn đảng, toàn dân trong công tác TGXH, luôn nhấn mạnh và nêu cao quan điểm về trợ giúp xã hội đó là: Trong hoạt động TGXH thường xuyên, trước hết là đề cao trách nhiệm của cá nhân, trợ giúp của gia đình, cộng đồng sau đó mới đến nhà nước. Chỉ những người sau khi đã sử dụng hết mọi phương tiện, khả năng tối đa của bản thân, gia đình, họ hàng nhưng vẫn không vượt qua được hoàn cảnh khó khăn mới được trợ giúp của cộng đồng, nhà nước.

Thứ tư, cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Tại tỉnh Quảng Bình, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hà Tĩnh, việc lồng ghép việc thực hiện chính sách TGXH thường xuyên với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia được quan tâm.

Ngoài việc trợ giúp xã hội thường xuyên bằng tiền trợ cấp hàng tháng, nâng mức trợ cấp cao hơn so với mức tối thiểu mà Trung ương quy định, thì Công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và tăng cường cơ hội cho các nhóm lao động dễ bị tổn thương, kiếm việc làm, tạo điều kiện gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trường để tăng hiệu quả sử dụng vốn cho các đối tướng chính sách ngày càng được quan tâm và đem lại hiệu quả to lớn. Ngoài ra, việc xây dựng nhiều mô hình TGXH phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Phát động phong trào xã hội hóa chăm sóc đối tượng để khắc phục một phần nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương I đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của việc hình thành chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trong đó tập trung làm rõ các khái niệm về người khuyết tật, trợ giúp xã hội, chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật, nội dung của chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật, quy trình thực hiện và vai trò của chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật.

Phần nghiên cứu lý luận đã đưa ra một số khái niệm cơ bản của các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước, phân tích nội dung của chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật như chính sách giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, đã khái quát quy trình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật, nhấn mạnh vai trò thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật.

Như vậy, chương I đã giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài đặt ra, đây là cơ sở cho việc đưa ra đánh giá thực trạng ở chương II và đề ra một số giải pháp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật giai đoạn tới ở chương III.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP xã hội CHO NGƯỜI KHUYẾT tật TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)