Luật Người khuyết tật năm 2010 đã quy định quyền được làm việc của tất cả người khuyết tật. Tại Khoản 3, Điều 5 luật người khuyết tật 2010 nêu rõ
chính sách của nhà nước về người khuyết tật trong đó khẳng định “nhà nước
bảo trợ xã hội, trợ giúp người khuyết t t trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm” [40].
Nội dung chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động khuyết tật bao gồm một số quy định cơ bản sau:
Thứ nhất, quy định về quyền được có việc làm việc của người lao động khuyết t t.
Việc làm cho người khuyết tật được cả Liên hợp quốc và Tổ chức Lao động quốc tế đặc biệt quan tâm. Liên hợp quốc quy định: các quốc gia phải công nhận quyền được làm việc của người khuyết tật, bằng cách thực thi những bước phù hợp, bao gồm cả các biện pháp luật pháp [5, tr.16]. Tổ chức Lao động quốc tế hướng dẫn thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật không bao gồm việc ngăn cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật. Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật.
Bộ luật Lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2012 khẳng định: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật Người
khuyết tật” [41]. Quyền làm việc của lao động khuyết tật là tiền đề tạo ra
cơ hội và động lực cho người khuyết tật tìm kiếm việc làm, có cơ hội khẳng định bản thân, tự lập trong cuộc sống, tạo ra thu nhập để không phải dựa dẫm vào gia đình, người thân.
Thứ hai, quy định về chính sách học nghề và việc làm cho người khuyết t t
Nghị định số 28/2012/NĐ - CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật đã có những quy định chi tiết về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật. Theo đó, Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện tối đa cho người khuyết tật được lựa chọn, tư vấn và học nghề, làm việc theo
khả năng, sức khỏe của mình; cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề phải đảm bảo điều kiện dạy nghề; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, không được từ chối tuyển dụng những người lao động khuyết tật có đủ tiêu chuẩn [14].
Thứ ba, quy định về cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh
Học nghề và việc làm cho người khuyết tật luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Bộ luật Lao động tại khoản 2 Điều 176 quy định: “Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật” [41]. Đối với cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật thì phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật; cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30 tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật,
mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh [45, tr.3]. Đây là
những quy định ưu đãi góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, cải thiện môi trường làm việc để người khuyết tật tiếp cận với công việc.
Thứ tư, quy định về quỹ việc làm cho người khuyết t t
Với mục đích giúp đỡ người khuyết tật học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật; hỗ trợ các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhân người khuyết tật vào học nghề và làm việc đạt tỷ lệ cao thì quy định về thành lập và
sử dụng quỹ việc làm cho NKT là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Luật Người khuyết tật năm 2010, tại Điều 10 quy định về quỹ trợ giúp người khuyết tật. Theo đó, quỹ này là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn lực trợ giúp NKT và quỹ này được hình thành từ các nguồn như: đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; các khoản thu hợp pháp khác [40]. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện nguồn quỹ này vẫn đang còn nhiều bất cập.
Tại Thừa Thiên Huế, qua đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đề án trợ giúp người khuyết tật 2012- 2020, đã tư vấn và đào tạo nghề cho 327 NKT, trong đó có 283 người được đào tạo trình độ Sơ cấp nghề, còn lại được học nghề dưới 3 tháng. Đồng thời, qua nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm, đã giải ngân cho vay 44 dự án, qua đó đã tạo việc làm thường xuyên cho 497 lao động khuyết tật [47, tr.4].
Ngoài ra, thông qua các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương; các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho NKT (Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh, Trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật Hy vọng) hàng năm đào tạo và dạy nghề cho hàng trăm người khuyết tật với các nghề chủ yếu như may mặc, dệt vải, thủ công mỹ nghệ, sữa chữa xe máy, điện tử. Không chỉ đào tạo nghề cho các em, các Trung tâm, Cơ sở dạy nghề luôn cố gắng tìm việc làm cho các em, giúp các em ổn định cuộc sống. Không những giới thiệu việc làm cho NKT, các cơ sở này còn đứng ra nhận hợp đồng gia công sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo việc làm cho những lao động không xin được việc làm. Kết quả, từ năm 2013 đến nay, các Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho NKT đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.792 NKT; giới thiệu việc làm cho 927 người [47, tr.4].
Bên cạnh đó, Trung tâm Dạy nghề tạo việc làm cho người mù (thuộc Hội người mù tỉnh) đã đào tạo nghề cho người mù với những ngành nghề như: Xoa bóp phục hồi sức khỏe, ngành nghề tiểu thủ công như đan lát, làm chổi đót, sản xuất tăm tre, hương trầm, ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kết quả từ năm 2013 đến 2017: mở 24 lớp cho 414 học viên là người mù với tổng kinh phí 1,1 tỷ từ nguồn kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn, kinh phí chương trình dạy nghề của Trung ương hội và kinh phí tài trợ khác [47, tr.5].
Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm: Trong giai đoạn 2013-2017, người mù vay vốn với tổng số tiền 7,958 tỷ đồng gồm 117 dự án với 874 lượt người vay. Hiện nay, tỉnh hội đang quản lý 3,191 tỷ gồm 42 dự án cho 317 người vay. Ngoài ra, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã hỗ trợ cho 183 trường hợp NKT vay vốn với số tiền 402 triệu đồng [47, tr.5].
Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm tới công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT song số lượng người được học nghề còn quá ít, tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, trong các tổ chức cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện, số có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể. Vì vậy, thu nhập của NKT cũng tương đối thấp, không ổn định.
Mặt bằng trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của NKT thấp và hạn chế, công thêm những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, e ngại về chất lượng lao động, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị không phù hợp cũng là yếu tố hạn chế cơ hội việc làm của NKT. Một số NKT có trình độ song lại thiếu tự tin nên ảnh hưởng tới vấn đề việc làm.
Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT tập trung chủ yếu ở khâu dạy nghề và giới thiệu việc làm, trong khi khâu tư vấn nghề, hỗ trợ tại nơi làm việc, tạo ra các điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc còn hạn chế.
Vẫn còn nhiều cơ quan, doanh nghiệp chưa thật sự muốn sử dụng NKT. Thiếu số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ người khuyết tật có việc làm, tỷ lệ có việc làm sau học nghề, tỷ lệ duy trì được việc làm sau 3 tháng.