bàn tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đời sống nhân dân toàn tỉnh nói chung và người nghèo, đối tượng yếu thế nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Quảng Bình hiện có trên 45.000 người khuyết tật, chiếm khoảng trên 5 dân số toàn tỉnh (khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật
khác). Trình độ học vấn của NKT của tỉnh nhìn chung còn thấp, phần lớn học xong bậc tiểu học; đa số NKT Quảng Bình không thể sống tự lập mà chủ yếu dựa vào gia đình, người thân, chỉ có khoảng trên 15 tự tạo được thu nhập. NKT chủ yếu thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Hàng năm UBND tỉnh giao trong dự toán của các huyện, thị xã, thành phố để chi cho công tác trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng BTXH tại cộng đồng nói chung, NKT nói riêng, các địa phương đã chi trả đầy đủ và kịp thời cho đối tượng hưởng trợ cấp theo đúng quy định. Công tác xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả: Thông qua Hoạt động của Hội bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, Hội Vì sự phát triển của Người khuyết tật, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Bảo trợ trẻ em… Từ năm 2013-2017 đã hỗ trợ 1.092 xe lăn, xe lắc cho NKT, phẫu thuật tim, mắt cho 1.200 trẻ, phục hồi chức năng cho 596 NKT góp phần giúp NKT giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. NKT đã được xác định dạng tật và mức độ khuyết tật để hưởng các chính sách BTXH trên địa bàn tỉnh là: 16.094 người. 100% NKT thuộc hộ gia đình nghèo, NKT đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội tại cộng đồng được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn, bệnh viện cấp huyện đã tổ chức khám sàng lọc cho trẻ khuyết tật, tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho NKT trên địa bàn. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn phù hợp đối với NKT. Đặc biệt, ưu tiên cho người NKT biệt nặng và NKT nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật và PHCN: 100 các cơ sở PHCN có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về PHCN; đội ngũ cộng tác viên y tế thôn/bản đều
được tham gia tập huấn về "kỹ năng cơ bản phục hồi chức năng" góp phần nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe cho NKT.
Hằng năm 70 NKT tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 65 trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 650 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp; 350 NKT trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở dạy nghề chuyện dạy nghề cho NKT là: Doanh nghiệp tư nhân và hỗ trợ việc làm cho NKT và Hội Người mù tỉnh Quảng Bình.
Thông qua các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương; các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, hàng năm đào tạo và dạy nghề cho hàng trăm NKT với các nghề chủ yếu như may mặc, thủ công mỹ nghệ, sữa chữa xe máy, điện tử…. Không chỉ đào tạo nghề cho NKT, các Trung tâm, Cơ sở dạy nghề luôn cố gắng tìm việc làm cho NKT, giúp NKT ổn định cuộc sống. Các cơ sở này còn đứng ra nhận hợp đồng gia công sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo việc làm cho những lao động không xin được việc làm;
Có 20% NKT được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 20% NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và luyện tập thể dục, thể thao, hàng năm tham gia thi đấu giải thể thao NKT toàn quốc và luôn đạt kết quả cao;
Có 90% NKT được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu, đã thực hiện 8.645 vụ việc trợ giúp pháp lý cho 8.645 người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Trong đó, có 208 vụ việc cho 208 NKT. Phần lớn các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đều được thực hiện thông qua hình thức tư vấn pháp luật, số vụ còn lại được thực hiện thông qua hình thức tố tụng. Tổ chức trợ giúp
pháp lý lưu động tại 569 điểm thôn, bản trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền pháp luật và thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân trong đó có đối tượng là NKT. 60 cán bộ làm công tác trợ giúp NKT được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ NKT; 40 gia đình có NKT được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho NKT; 30% NKT được tập huấn các kỹ năng sống [48].
Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho NKT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã góp phần nâng cao nhận thức, quan điểm đối với công tác NKT và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách đối với NKT; Đời sống vật chất, tinh thần của NKT được cải thiện đáng kể; nhiều rào cản môi trường cũng như xã hội đã và đang từng bước được dỡ bỏ, tạo cơ hội bình đẳng cho NKT tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phát huy khả năng của mình, tự lực trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.
1.5.2. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bàn thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hậu quả chiến tranh và chất độc hóa học để lại, do vậy tỷ lệ NKT chiếm khá cao. Những năm qua các ngành các cấp của thành phố Đà Nẵng đã có sự quan tâm sâu sắc, đúng mức đến việc chăm lo cho NKT. Với mục tiêu đảm bảo và phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NKT của thành phố. Qua đó, góp phần khẳng định một hình ảnh Đà Nẵng không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế, mà còn là thành phố an sinh xã hội, là điểm sáng trong thực hiện các chính sách, các hoạt động bảo trợ xã hội.
Ngoài những chế độ trợ giúp xã hội đã được Chính Phủ quy định cho NKT, Thành phố còn ban hành nhiều đề án hỗ trợ cho người khuyết tật, hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, cho vay vốn, sửa nhà được triển khai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giúp hàng trăm người vượt qua mặc cảm, vươn lên hòa nhập
cộng đồng. Theo kết quả xác định được của Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng, số NKT được trợ giúp tại cộng đồng và cơ sở xã hội tăng qua các năm. Trong đó, số NKT được trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng tăng rất nhanh từ 1.020 người năm 2013 lên 9.677 người năm 2017 bình quân mỗi năm tăng 2.419 người; còn đối với số NKT được trợ giúp thường xuyên tại cơ sở xã hội tăng không đáng kể từ 975 năm 2013 người lên 1.970 người năm 2017 bình quân mỗi năm tăng 199 người.
Sở dĩ NKT được trợ giúp xã hội ngày càng tăng là do đối tượng được hưởng có sự mở rộng, NKT nặng trong các cơ sở của nhà nước cũng được phụ cấp thêm.
Cùng với việc tăng về số lượng, Đà Nẵng lại tiếp tục quan tâm hơn về mức trợ giúp xã hội, từ việc mở rộng diện trợ cấp, kinh phí trợ giúp thường xuyên cho người khuyết tật đã tăng nhanh qua các năm và tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2013 - 2017, với kinh phí 1 năm hơn 50 tỷ đồng.
Song song với các trợ cấp bằng tiền và hiện vật, thành phố còn sử dụng hình thức tài trợ qua giá như sử dụng tiền ngân sách để mua bảo hiểm y tế cho
NKT và dành kinh phí để cho vay giải quyết việc làm cho NKT: Tổng mức
cho vay trong giai đoạn 2013 - 2017 qua các chương trình tạo việc làm của thành phố là trên 81 tỷ đồng, bình quân mỗi năm gần 18 tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn cho vay trên, mỗi năm thành phố đã giải quyết được việc làm cho hơn 1.000 người. Nhằm giúp cho NKT tìm việc làm, thành phố còn khai trương và vận hành trang web “Người tìm việc – việc tìm người”, tổ chức liên tục các phiên chợ việc làm. Song song với “chợ việc làm”, trung tâm giới thiệu việc làm thành phố cũng đã được đầu tư để nâng cao năng lực hoạt động với vốn đầu tư khoảng trên 5.500 triệu đồng. Nhờ đó, trong 5 năm qua từ 2013 - 2017, trung tâm đã tư vấn việc làm cho khoảng 600 NKT, trong đó số người tìm được việc làm qua trung tâm là gần 500 người.
Ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua các hoạt động cứu trợ xã hội đã thu hút được đông đảo người dân và các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước tham gia. Với trên 16.720 hội viên sinh hoạt trong các hội từ thiện trên địa bàn Đà Nẵng, trong giai đoạn 2013 - 2017, các chương trình từ thiện đã vận động và đóng góp cho cộng đồng gần 82, 8 tỷ đồng. Trong đó có nhiều tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho từ thiện như: Tổ chức Siloan (Anh), tổ chức trẻ em Việt Nam (Hoa Kỳ), Chi hội từ thiện Quán Thế Âm, Ngân hàng NN & PTNT, hội đồng hương Đà Nẵng tại Thành phố Hồ Chí Minh [50].
1.5.3. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bàn tỉnh Hà Tĩnh
Trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật và các nhóm lao động dễ bị tổn thương khác do bị tác động của các chính sách kinh tế - xã hội và toàn cầu hóa. Toàn tỉnh tính đến tháng 12 năm 2017 có 63.620 NKT theo các dạng tật, trong đó số NKT được hưởng trợ cấp hàng tháng là 25.022 người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và được cấp thể bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí.
Các chính sách về tín dụng ưu đãi gắn với tạo việc làm, đào tạo nghề, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tới các vùng, đã hỗ trợ nâng cao trình độ tay nghề đảm bảo sinh kế, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động các hoạt động tài trợ ngoài việc tài trợ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật với hình thức tài trợ đột xuất hay tài trợ thường xuyên thì hoạt động tài trợ thường được sử dụng và sử dụng có hiệu quả và là hiệu quả lâu dài là tài trợ thông qua việc hỗ trợ một phần về giá, cụ thể: tài trợ bằng chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế vay tín dụng thông qua các chương trình tổ chức, hội đoàn thể. Mục tiêu của các chính sách tín dụng rất đa dạng, tín dụng để phát triển sản xuất, tín dụng cho học sinh, sinh viên, đối tượng hưởng lợi là người nghèo, người dân tộc thiểu số, NKT, thanh niên,
người đi xuất khẩu lao động, người lao động bị mất việc làm do tác động của khủng hoảng kinh tế, người lao động có đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thương nhân hoạt động thương mại tại các vùng khó khăn, người có thu nhập thấp, một số chính sách tín dụng đã tập trung cho các doanh nghiệp, hộ gia đình thuộc các huyện nghèo, vùng khó khăn.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã sử dụng các ưu đãi về tín dụng kết hợp với đào tạo và giới thiệu việc làm để hỗ trợ, trở thành “bà đỡ” kích cầu tạo việc làm, đã thành lập quỹ việc làm địa phương góp phần đưa doanh số cho vay hàng năm của địa phương tăng lên. Với nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả trong đó nhiều đối tượng vay thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, người nghèo. Trước đây việc thực thi các chính sách ưu đãi tín dụng còn nhiều khó khăn do có nhiều chính sách chồng chéo trên cùng một đối tượng, chính sách tín dụng chưa phù hợp về điều kiện vay và mức vay. Trong thời gian gần đây tỉnh đã khắc phục những vấn đề này, tạo điều kiện gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trường để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và tăng cường cơ hội cho các nhóm lao động dễ bị tổn thương có việc làm ngày càng được chú trọng. Thực hiện các chính sách hỗ trợ về học bổng cho các nhóm đối tượng thuộc diện chính sách, chính sách về dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số. Trên cơ sở các đề án về dạy nghề và tạo việc làm của chính phủ, tỉnh đã xây dựng đề án tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 2013 - 2017 và đề án trợ giúp người khuyết tật đến năm 2020. Tỉnh cũng đã tổ chức sàn giao dịch việc làm và hoạt động có hiệu quả, trong đó có nội dung tuyển dụng việc làm cho NKT và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Một hình thức hoạt động tài trợ xã hội khác mà tỉnh Hà Tĩnh cũng rất chú trọng là hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ
toàn bộ hoặc một phần mức đóng bảo hiểm y tế đối với NKT, nhờ áp dụng chính sách này đã góp phần vào thực hiện mục tiêu công bằng xã hội dựa trên việc xây dựng một cơ chế bảo đảm tài chính y tế mang tính xã hội cao.
Tỉnh cũng đã xây dựng nhiều mô hình trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Phát động phong trào xã hội hóa chăm sóc đối tượng để khắc phục một phần nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách. Hiện toàn tỉnh có 3 trung tâm bảo trợ xã hội công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó có 01 trung tâm nuôi dưỡng NKT. Các chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng được đảm bảo, với mức hưởng: 1.210.000 đồng - 1.350.000/ người/tháng, cao hơn so với mức quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (từ 810.000đ - 1.350.000đ). Hàng năm các đơn vị đã vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tài trợ cải thiện đời sống cho đối tượng, tăng cường cơ sở vật chất cho trung tâm. Các đối tượng được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, trị liệu; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có 03 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trong đó có 01 trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật.
Thường xuyên công tác điều tra, khảo sát, nắm tình hình đối tượng trên địa bàn dân cư, kịp thời phát hiện đối tượng để đề xuất giải quyết kịp thời, đúng đối tượng.
Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác LĐTBXH ở cơ sở, công chức chuyên trách phải được đào tạo đúng trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, đồng cảm với đối tượng.
Tạo nguồn lực thực hiện chính sách TGXH ngày càng lớn, sử dụng có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nguồn lực thực hiện các chính sách TGXH [49].