Số lượng, cơ cấu, độ tuổi, dạng khuyết tật và nguyên nhân khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP xã hội CHO NGƯỜI KHUYẾT tật TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 54 - 62)

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có trên 29.012 người khuyết tật. Số NKT ở cộng đồng là 28.075 người và ở các cơ sở Bảo trợ xã hội là 937 người. Trong những năm qua, số lượng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường và các rủi ro như: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.

Người khuyết tật cũng là nhóm đối tượng được quan tâm và mở rộng dần trong chính sách TGXH thường xuyên. Năm 2013, số lượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội là 13.187 người. Năm 2014, số lượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội là 19.312 người, đến năm 2015 là 21.364 người, năm 2016 là 23.651 người, năm 2017 là 29.012 người [47, tr.3].

Bảng 2.1. Số liệu ngƣời khuyết tật và kinh phí trợ giúp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2017 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số người khuyết tật (người) 13.187 19.312 21.364 23.651 29.012 Kinh phí (triệu đồng) 4.078,08 5.853,33 6.475,31 7.141,21 8.793,38

(Nguồn: Báo cáo kết quả trợ giúp xã hội cho người khuyết t t giai đoạn 2013 - 2017 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế)

Khuyết tật về vận động là dạng khuyết tật phổ biến nhất với 9.032 người chiếm tỷ lệ 31,1 , sau đó đến dạng khuyết tật thần kinh, tâm thần với 5.902 người chiếm tỷ lệ 20,3 . Sự khác biệt về số lượng dạng khuyết tật cho thấy bức tranh tổng thể về các dạng khuyết tật trên địa bàn tỉnh, từ đó có các chương trình, chính sách hỗ trợ phù hợp với từng dạng khuyết tật [44, tr.2].

Biểu đồ 2.1. Số ngƣời khuyết tật ở các dạng khuyết tật năm 2015

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra người khuyết t t năm 2015 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế)

Số lượng người khuyết tật chiếm khoảng 2,5 dân số toàn tỉnh, 12.308 người khuyết tật sống ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 42,42 , 16.704 người khuyết tật sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 57,58 do vậy họ gặp không ít khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong tổng số 29.012 NKT, có 4.674 NKT thuộc hộ nghèo và 2.743 NKT thuộc hộ cận nghèo.

Trình độ học vấn của người khuyết tật nhìn chung còn thấp, phần lớn học xong bậc tiểu học. Đa số người khuyết tật không thể sống tự lập mà chủ yếu dựa vào gia đình, người thân, chỉ có khoảng 10 tự tạo được thu nhập. Người khuyết tật chủ yếu thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo quy định của Chính phủ và do vậy tài sản của họ rất ít, nhất là những tài sản có giá trị như xe máy, phương tiện nghe, nhìn vì vậy việc tiếp cận thông tin, thông tin đại chúng rất hạn chế.

Người khuyết tật nói chung đều có nguyện vọng, mong muốn được bảo vệ, chăm sóc, được khám chữa bệnh, được phẫu thuật chỉnh hình, được trang cấp hoặc được hỗ trợ các dụng cụ chỉnh hình, xe lăn, xe lắc phục vụ đi lại, sinh hoạt hằng ngày; mong muốn được đối xử bình đẳng, được hòa nhập thực sự vào cộng đồng, được góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Thực tế hiện nay đã có rất nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ, hỗ trợ người khuyết tật, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn huy động còn hạn chế nên người khuyết tật, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện tại hầu hết người khuyết tật đang sinh sống cùng với gia đình và nguồn sống của họ cũng dựa vào sự trợ giúp của gia đình và người thân, vì vậy gia đình được xem là nơi đầu tiên và cũng là nơi đóng vai trò quan trọng nhất trong việc trợ giúp NKT khắc phục khó khăn, vươn lên tạo lập cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Vì lý do này mà bên cạnh các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho NKT, cần hướng tới việc hỗ trợ cho hộ gia đình.

Tỷ lệ NKT trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 59 tuổi) khá cao, có 16.371 người chiếm tỷ lệ 56,43 tổng số NKT. Trong khi đó, tỷ lệ này trong nhóm trẻ em (từ 1 đến dưới 16 tuổi) là 2.789 người chiếm tỷ lệ 9,61 và trong nhóm người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) là 9.852 người chiếm tỷ lệ 33,96 [51, tr.2].

Trong nhóm trẻ em khuyết tật (từ 1 đến dưới 16 tuổi) là 2.789 người thì trẻ từ 0 đến 6 tuổi có 702 trẻ (288 nữ), chiếm tỷ lệ 2,42 trong tổng số 29.012 NKT.

Biểu đồ 2.2. Độ tuổi ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết t t của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017)

Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật có thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật: Kết quả khảo sát năm 2008 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy: Do bẩm sinh; bệnh tật, suy dinh dưỡng, các yếu tố di truyền, các bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, lao động và sinh hoạt, hậu quả của chiến tranh (trẻ em khuyết tật do di chứng chất độc da cam từ ông bà những người trực tiếp bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh chống Mỹ, trẻ em khuyết tật do bom mìn còn sót lại của chiến tranh), biến đổi khí hậu và các nguyên nhân khác. Các nguyên nhân này phản ánh tố chất con người, cũng như sự chăm sóc ban đầu cho trẻ và chất lượng dịnh vụ y tế còn khá hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh cao. Nguyên nhân từ hậu quả chiến tranh cũng khá cao, không chỉ thế hệ hiện nay mà cả thế hệ mai sau, đặc biệt là nạn nhân của chất độc da cam/ đi ô xin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Trong những năm tới do tai nạn giao thông, tai nạn lao động tăng; ô nhiễm môi trường càng nghiêm trọng sẽ là các nguyên nhân làm tăng số lượng và tỷ lệ người khuyết tật. Nguyên nhân do bẩm sinh, bệnh tật và chiến tranh trước đây chiếm ưu thế sẽ giảm, nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ảnh hưởng ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua kết quả điều tra cho thấy gần một nửa số NKT bị khuyết tật là do bệnh tật. Bẩm sinh là nguyên nhân phổ biến thứ hai của khuyết tật. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc từ lâu, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn hiện diện rất rõ trong số liệu về khuyết tật; Chiến tranh và tai nạn lao động, tai nạn giao thông là nguyên nhân thứ ba, thứ tư dẫn đến tình trạng khuyết tật của NKT [52, tr.2].

Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện trợ giúp người khuyết tật năm 2017 và kế

hoạch năm 2018 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tổng số người khuyết tật đã được xác định mức độ khuyết tật là 20.890 người, chiếm tỷ lệ 72,00 , trong đó: Đặc biệt nặng: 3.745, tỷ lệ 17,93 ; Nặng: 15.179, tỷ lệ 72,66 ; Nhẹ: 1.966, tỷ lệ 9,41 ; Có 8.122 người chưa được xác định dạng tật và mức độ khuyết tật, chiếm tỷ lệ 28,00 [52, tr.2].

Biểu đồ 2.4. Mức độ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện trợ giúp người khuyết tật năm 2017 và kế hoạch năm 2018 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế)

2.1.2. Chất lượng cuộc sống và nhu cầu của người khuyết tật

Tại thời điểm điều tra có 10.765 NKT hiện đang làm việc với các loại hình khác nhau như làm thuê, tự làm ở nhà, làm trong các doanh nghiệp tổ chức, cơ quan nhà nước. Số NKT còn lại không đi làm với các lý do chính là do khuyết tật, sức khỏe, còn nhỏ và đang đi học [52, tr.3].

Trong tổng số 29.012 NKT có: 18.695 NKT đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, Nghị định số 28/2012/NĐ- CP; 2.577 NKT hưởng chính sách đối với người có công cách mạng; 1.078 NKT hưởng chế độ lương hưu, bảo hiểm xã hội; Tỷ lệ NKT hưởng chính sách trợ giúp xã hội cao hơn so với các chính sách khác thể hiện mức độ bao phủ, phù hợp của chính sách này trong việc trợ giúp các đối tượng yếu thế nói chung, người khuyết tật nói riêng [52, tr.3].

Biểu đồ 2.5. Chính sách ngƣời khuyết tật đang hƣởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện trợ giúp người khuyết tật năm 2017 và kế

Có 12.738 NKT có nhu cầu, nguyện vọng được trợ giúp xã hội; 1.532 NKT cần trợ giúp về học nghề, việc làm, 2.562 NKT có nhu cầu trợ giúp về y tế, 393 NKT có nhu cầu trợ giúp về học văn hóa và 11.787 NKT có nhu cầu trợ giúp khác. Đây là những nhu cầu, nguyện vọng thực tế đối với người khuyết tật. Bản thân người khuyết tật rất cần trợ giúp về lĩnh vực y tế để chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, vấn đề học nghề, việc làm cũng là yếu tố cần quan tâm để giúp người khuyết tật có điều kiện được làm việc, tăng thu thập, ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng [52, tr.4].

Biểu đồ 2.6. Nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện trợ giúp người khuyết tật năm 2017 và kế

hoạch năm 2018 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế)

Có 937 người khuyết tật (trong đó nữ: 306 người, chiếm 32,7 ) đang được chăm sóc, nuôi dưỡng và học nghề tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

Độ tuổi từ 16 đến dưới 60 tuổi chiếm đa số so với độ tuổi dưới 16 và từ 60 tuổi trở lên [52, tr.5].

Phần lớn người khuyết tật cần được hỗ trợ các chính sách về trợ giúp xã hội, học nghề và việc làm, y tế. Đây chính là những nhu cầu chính đáng vì người khuyết tật tại các cơ sở Bảo trợ xã hội chủ yếu xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc hộ nghèo. Do đó, cần tăng cường trợ giúp, hỗ trợ các chính sách trên cho nhóm đối tượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP xã hội CHO NGƯỜI KHUYẾT tật TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)