Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP xã hội CHO NGƯỜI KHUYẾT tật TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 63 - 65)

Tình hình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật: 100 người khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo, người khuyết tật đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội tại cộng đồng được cấp thẻ bảo hiểm y tế; thực hiện chỉnh hình phục hồi chức năng và được cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí, các phương tiện trợ giúp như: xe lăn, xe đẩy, chân tay giả cho trên hàng ngàn người.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn phù hợp đối với người khuyết tật. Đặc biệt, ưu tiên cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người

cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Kết quả thực hiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã được triển khai ở 152/152 xã, phường, thị trấn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tối thiểu cho người dân và NKT. 100 số trạm y tế xã có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác phục hồi chức năng; 100 bệnh viện huyện có tổ chức phục hồi chức năng (khoa, phòng, tổ phục hồi chức năng); 100 bệnh viện đa khoa tỉnh thành lập khoa phục hồi chức năng và có 01 bệnh viện phục hồi chức năng [47].

Kết quả hỗ trợ công cụ, dụng cụ cho NKT (xe lăn, xe lắc, máy trợ thính): Thông qua các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, từ năm 2013 đến năm 2017, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã hỗ trợ, cung cấp 1.621 xe lăn, xe lắc, xe đạp, dụng cụ hỗ trợ khác cho NKT với số tiền gần 2,7 tỷ đồng. Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh hỗ trợ hơn 400 dụng cụ (xe lăn, xe đẩy, ghế góc, ghế dùng cho trẻ bại não, ghế tắm, ghế vệ sinh; dụng cụ khác như nạng, khung tập đi) cho người khuyết tật có nhu cầu [47].

Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật và phục hồi chức năng: 100 các cơ sở phục hồi chức năng có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; đội ngũ cộng tác viên y tế thôn/bản đều được tham gia tập huấn về "kỹ năng cơ bản phục hồi chức năng" góp phần nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe cho NKT. Công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã và đang được triển khai, duy trì tại cấp xã.

Tuy nhiên, người khuyết tật vẫn còn nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, nhất là người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện đi lại không thuận tiện; Phần lớn hộ gia đình có người khuyết tật có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên khả năng tiếp cận dịch vụ y tế bị hạn chế, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao do những chi phí ngoài điều trị (chi phí đi lại, chăm sóc, ăn ở, thuốc men) vượt quá khả năng tài chính của người khuyết tật và hộ gia đình có người khuyết tật; bên cạnh đó những thủ tục, quy định đối với việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến còn phức tạp với đa số người khuyết tật; Các mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng mặc dù được triển khai nhưng cho đến nay chủ yếu thực hiện các hoạt động trong phạm vi của lĩnh vực y tế, sự tham gia của các ngành khác còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP xã hội CHO NGƯỜI KHUYẾT tật TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)