Hỗ trợ Giáo dục Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP xã hội CHO NGƯỜI KHUYẾT tật TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 65 - 67)

Khoản 3, Điều 61, Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề” [42]. Nhà nước và xã hội luôn tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp bằng việc quy định chính sách học phí, học bổng phù hợp cho NKT. Trên cơ sở đó tại Điều 27, Luật Người khuyết tật đưa ra những quyền cơ bản về giáo dục đối với NKT, cụ thể là:

“1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết t t được học t p phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết t t.

2. Người khuyết t t được nh p học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả

năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học t p.

3. Người khuyết t t được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học t p dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết t t nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết t t nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia” [40].

*Phương thức giáo dục trẻ em khuyết tật

- Phương thức giáo dục trẻ em khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.

- Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với trẻ em khuyết tật.

Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để trẻ em khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

- NKT, cha, mẹ hoặc người giám hộ NKT lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ em khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để NKT được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân. Nhà nước khuyến khích NKT tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Theo đó, việc triển khai các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật: Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nghiêm chỉnh việc tiếp nhận học sinh khuyết tật vào học trong các trường công lập ở tất cả các bậc học, cấp học theo phương thức giáo dục hòa nhập. Số lượng học sinh là người khuyết tật tham gia các cấp học (Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) trong năm học 2013-2017 là 876 người.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT tham gia giáo dục hòa nhập. Địa phương đã thực hiện: Người khuyết tật được nhập học ở độ cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt dộng giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; thực hiện đúng các quy định về miễn giảm học phí, cấp học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật theo quy định.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 02 trường tiểu học có tổ chức lớp học chuyên biệt dành cho học sinh khuyết tật như học sinh khuyết tật nghe, nói và nhìn học tại trường tiểu học Vĩnh Ninh; học sinh khuyết tật trí tuệ học tại trường tiểu học Thuận Thành [47].

Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên dạy học ở các lớp có học sinh khuyết tật chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ cũng như phương pháp giảng dạy đối với học sinh khuyết tật, đa số chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm của giáo viên; Phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị dạy học phù hợp đối với các dạng khuyết tật của học sinh chưa có hoặc chưa đảm bảo đầy đủ; Nhận thức của người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về giáo dục cho người khuyết tật còn chưa đầy đủ, không nhìn nhận đúng lợi ích của giáo dục đối với người khuyết tật; Thiếu cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật, đồng thời các cơ sở phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, do vậy không thể đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật theo vùng, miền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP xã hội CHO NGƯỜI KHUYẾT tật TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)