Người khuyết tật là bộ phận dân cư yếu thế trong xã hội, hiện nay có nhiều văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách liên quan đến người khuyết tật. Nằm trong tổng thể chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thì bộ phận người khuyết tật là bộ phận không thể tách rời. Vì vậy thực hiện tốt chính sách đối với người khuyết tật chính là thực hiện tốt các quy định của chính sách về an sinh xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, bảo
đảm quyền của người khuyết tật, bảo vệ và ngăn chặn những rào cản tiếp cận cho người khuyết tật, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, giao thông, công nghệ thông tin, taọ cơ hội tốt nhất cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Hiện nay, Nhà nước đã xây dựng nhiều chương trình, dự án, đề án giúp an sinh xã hội cho người khuyết tật. Các dự án về đào tạo nghề bao gồm các nghề cắt may, nghề thêu ren, làm hoa, vi tính văn phòng, cắt uốn tóc, nấu ăn, bảo vệ, lễ tân, phục vụ khách sạn, nhà hàng đã giúp nhiều người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng và tự nuôi sống được bản thân; các chương trình phục hồi chức năng, khám chữa bệnh tại cộng đồng giúp các gia đình có người khuyết tật có được những kiến thức cơ bản về sơ cứu ban đầu với người khuyết tật bị ngã, người khuyết tật bị bại liệt, các kiến thức về phục hồi chức năng để có thể chăm sóc con em mình tại gia đình; các chương trình giáo dục hòa nhập cũng đang được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước. Kết quả thực tế nhiều người khuyết tật đã tự phục vụ được mình, nhiều người tự nuôi sống được bản thân và giúp đỡ gia đình, giảm gánh nặng cho xã hội về kinh phí trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật và thực sự nhiều người khuyết tật đã trở thành những người có ích trong xã hội.
1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho ngƣời khuyết tật ở một số địa phƣơng