Thiên Huế
Mục tiêu tổng quát:
Bảo đảm quyền của NKT, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trợ giúp NKT, giúp đỡ, tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng, khuyến khích các em phát triển mọi khả năng nỗ lực của mình vươn lên trong học tập và cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; xây dựng một xã hội bình đẳng đối với NKT, không có sự phân biệt đối xử với đối tượng yếu thế này.
Mục tiêu cụ thể:
- Trong lĩnh vực giáo dục: Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của NKT và gia đình có NKT về lợi ích của giáo dục đối với bản thân người khuyết tật, gia đình và lợi ích xã hội; trên cơ sở phân dạng, phân hạng khuyết tật, thực hiện thống kê về quy mô, độ tuổi, giới tính, cơ cấu dạng tật của người khuyết tật làm cơ sở thiết kế các chương trình giáo dục phù hợp; tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục hòa nhập, nâng mức phân bổ ngân sách cho giáo dục học sinh khuyết tật; đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục NKT; Sử dụng giáo trình đào tạo và giáo trình giáo dục nghề nghiệp về công tác xã hội được cấp có thẩm quyền ban hành để giảng dạy, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội.
Mục tiêu là 70 NKT có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục - Trong lĩnh vực y tế: Thúc đẩy việc xây dựng các chương trình phát hiện sớm và phục hồi chức năng cho NKT dựa vào cộng đồng, phát triển chương trình sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em; tiến hành phân dạng, phân hạng khuyết tật theo mức độ suy giảm khả năng tự phục vụ, trên cơ sở đó để định hướng xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe phù hợp cho NKT; phát triển mạng lưới phục hồi chức năng thống nhất trong toàn quốc theo tuyến.
Mục tiêu giai đoạn tới là hàng năm 90 số người khuyết tật được tiếp cận các dịnh vụ y tế dưới các hình thức khác nhau, 90 trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật, khoảng 70.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.
- Trong lĩnh vực tiếp cận các dịch vụ văn hóa: tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ văn hóa. Đối với NKT, tạo điều kiện
có lớp học, khu năng khiếu, ấn phẩm văn hóa và chương trình thể thao riêng; xuất bản một ấn phẩm văn hóa phục vụ độc giả là trẻ em khiếm thị, sản xuất một bộ phim hoạt hình và xây dựng mô hình điểm trường năng khiếu có NKT theo học.
-Trong lĩnh vực tiếp cận công trình xây dựng và giao thông công cộng: Mục tiêu là đạt 100 công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, nhà ga, bến xe, bến tầu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề bảo đảm điều kiện cho người khuyết tật. Ít nhất 80 người khuyết tật và trẻ em khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc là dịch vụ trợ giúp tương đương.
- Trong lĩnh vực trợ giúp xã hội cho NKT: Thúc đẩy thành lập mới và cải tạo các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng NKT cho phù hợp với tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân; xây dựng lộ trình nâng mức trợ cấp xã hội, bảo đảm trợ cấp xã hội đáp ứng được mức sống tối thiểu của NKT; Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập giữ ở mức 80 vào năm 2020; tăng tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ và quản lý ca từ các cơ sở trợ giúp xã hội tăng trên 50 vào năm 2020; Nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên hỗ trợ và chăm sóc NKT tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội; nghiên cứu đánh giá các mô hình trợ giúp NKT để phổ biến nhân rộng các kinh nghiệm đối với những mô hình có hiệu quả; Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 80 số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội; công chức thuộc phòng Lao động-TB&XH các huyện, thị xã và thành phố Huế; công chức Lao động-TB&XH ở các xã, phường, thị trấn.
- Trong lĩnh vực hướng nghiệp, dạy nghề, việc làm: hoàn thiện cơ chế, chính sách trợ giúp người khuyết tật học nghề, việc làm tại gia đình và nơi cư trú; xây dựng mô hình hỗ trợ người khuyết tật học nghề gắn với tạo việc làm; liên kết với doanh nghiệp, vận động các nhà tài trợ hỗ trợ thử nghiệm mô hình này ở một số địa phương; sau khi đạo tạo nghề, nhà nước có chính sách hỗ trợ người khuyết tật một nguồn vốn nhỏ để người khuyết tật xây dựng cuộc sống ban đầu.
Xây dựng và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các huyện, thị xã và thành phố Huế; không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đáp ứng nhu cầu trợ giúp người khuyết tật, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.
Tiếp tục thí điểm các mô hình cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội, phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, mô hình gia đình cá nhân nhận nuôi người khuyết tật có thời hạn và mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người khuyết tật.