Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 98 - 100)

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các Sở ngành: Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Du lịch, Ngân hàng chính sách xã hội, UBND các địa phương triển khai chương trình đào tạo, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ văn hóa để NKT tham gia tốt hơn vào quá trình đào tạo, nhất là các nghề có yêu cầu về kỹ thuật cao; tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm do NKT tạo ra qua đó tạo điều kiện cho NKT có môi trường làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn.

Xuất phát từ quan điểm NKT không chỉ là đối tượng cần được ưu tiên, mà họ còn cần được nhìn nhận là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã hội. Vì vậy giải quyết việc làm cho NKT không phải là giúp đỡ, là làm từ thiện... mà là đáp ứng nhu cầu chính đáng là được làm việc và được ghi nhận của họ. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Nhà nước ban hành các chính sách quan tâm đến NKT, có cơ chế chính sách về tài chính hỗ trợ NKT học nghề, hỗ trợ người sử dụng lao động nhận NKT vào làm việc, hỗ trợ những NKT có ý tưởng mở cơ sở sản xuất kinh doanh;

Thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tất cả mọi người trong xã hội, nhằm xóa bỏ cảm giác mặc cảm tự tin của gia đình và bản thân NKT, nhằm xóa bỏ thái độ phân biệt đối xử với NKT, giúp họ hòa nhập cộng đồng, tìm được việc làm phù hợp, đống góp sức mình vào việc xấy dựng và phát triển đất nước;

Phát huy cao hơn nữa vai trò của các trung tâm đào tạo nghề. Các cơ quan chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu về NKT. Phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, việc làm của từng nhóm đối tượng, từ đó có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả;

Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động khuyết tật. Các tổ chức xã hội phát động phong trào khuyến khích khởi nghiệp; thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp hoặc trung tâm phát triển doanh nghiệp, tạo “giá đỡ”, làm “bệ phóng” cho NKT vươn lên;

Cục Việc làm hỗ trợ các địa phương tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động hướng tới đối tượng NKT; tiếp tục đặt hàng hợp đồng với Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm

dịch vụ việc làm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như Trung ương Đoàn, Hội người mù Việt Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động khuyết tật, sao cho họ tìm được công việc phù hợp, có thu nhập ổn định.

Thực hiện giám sát và đánh giá kết quả thưc hiện hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho NKT thường xuyên, kịp thời khắc phục những khó khăn và phát huy những kết quả đạt được, tạo động lực cho NKT cũng như các bên liên quan.

Từ thực trạng hoạt động và kết quả triển khai công tác hỗ trợ tạo việc làm cho NKT trong thời gian qua, Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các các bộ, ban, ngành và các địa phương để tiếp tục triển khai Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm, trong đó quan tâm đặc biệt tới nội dung “Hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật”. Việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho NKT còn khả năng lao động là một việc làm vừa mang tính xã hội vừa có tính nhân văn sâu sắc, vì vậy đây không chỉ là trách nhiệm của riêng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mà còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền và cả cộng đồng để thực hiện mục tiêu cùng NKT vươn lên khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)