Hỗ trợ tự tạo việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 78)

Đa số người khuyết tật cho rằng vay vốn không biết để làm gì, trong khi đó hoạt động hướng dẫn cách làm ăn thì không được triển khai. Hai nội dung này có mối liên hệ với nhau, vì NKT không biết cách làm ăn thì họ không biết vay vốn để làm gì. Tự tạo việc làm cũng là kênh việc làm khá quan trọng đối với người khuyết tật. Vì vậy, cần có giải pháp thúc đẩy hỗ trợ tự tạo việc làm thông qua tạo điều kiện cho người khuyết tật dễ dàng vay vốn với mức vay cao, lãi suất thấp đồng thời hướng dẫn cách làm ăn.

Thực tế hiện nay trên địa bàn thành phố Hạ Long có các hình thức hỗ trợ NKT tự tạo việc làm, đó là: hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm từ ngân hàng CSXH, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ của nhóm người khuyết tật và tập huấn hướng dẫn cách làm ăn.

NKT là một trong những đối tượng được ưu tiên hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ nguồn Quỹ giải quyết việc làm của ngân hàng CSXH. Theo Khoản 6 Điều 33 của Luật người khuyết tật, quy định: “NKT tự tạo việc việc hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ” và tại Tiết b Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (2013) cũng quy định NKT là đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn.

Thực tế thì cho thấy có nhiều điều cần phải quan tâm trong hoạt động này. Theo kết quả khảo sát có thể thấy số lượng NKT vay vốn để tự tạo việc làm rất ít. Nguyên nhân chính ở đây là NKT kể cả được vay vốn thì cũng không biết sử dụng đồng vốn đó để làm gì. Đây là một điều mà các nhà hoạch định chính

sách cần quan tâm vì các hoạt động hỗ trợ của chúng ta dường như chưa hướng tới mục tiêu giúp NKT chủ động và vay vốn có hiệu quả. Như vậy ngoài những hoạt động như tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm hoặc đào tạo nghề thì cần mở thêm các buổi hội thảo, tập huấn chuyên đề về những lĩnh vực liên quan tới kinh doanh nhỏ. Những cuộc thảo luận nhóm đồng đẳng nâng cao năng lực về kinh doanh, chia sẻ những tấm gương điển hình cũng rất hữu hiệu với NKT trong việc định hướng và mạnh dạn vay vốn tự tạo việc làm cho bản thân.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân có thể kể ra là NKT chưa có đăng ký xác nhận khuyết tật, hay là họ thiếu một điều kiện tiền đề để nhận các trợ giúp xã hội chính thức. Cũng có nhiều NKT không biết hoặc biết rất ít về thủ tục đăng ký kinh doanh, vay vốn, họ cho rằng hồ sơ vay vốn là khó làm hoặc rất khó làm. Một hiện trạng là các tổ chức cộng đồng của NKT không được coi là một tổ vay vốn trong hệ thống mạng lưới tổ chức vay vốn của ngân hàng CSXH. Nếu không tham gia hội nông dân, hội phụ nữ hoặc hội cựu chiến binh, NKT cũng nằm ngoài tổ vay vốn. Một vướng mắc khác là NKT có nhiều khó khăn trong việc di chuyển, trong khi các hoạt động giải ngân, thu ngân của Ngân hàng CSXH lại thực hiện ở trụ sở UBND xã, cách xa nơi ở của NKT. Ngoài ra qua các ý kiến thu thập được có thể thấy thời hạn vay vốn không dài và số tiền cho vay ít cũng là một trở ngại. Rõ ràng NKT cần nhiều thời gian hơn để có được một nghề kinh doanh ổn định từ đó có thu nhập để trả nợ. Do đó để nâng cao hoạt động vay vốn, cần lưu ý đơn giản hoá các thủ tục hồ sơ vay vốn, tăng thời hạn cho vay, mức vay và giảm lãi suất.

Một trong những hoạt động hỗ trợ cho NKT tự tạo việc làm đáng quan tâm nữa đó là hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ của nhóm người khuyết tật. Đối với những NKT có sinh hoạt trong các nhóm, hội; họ có thể cùng nhau tự tổ chức việc làm đem lại thu nhập cho các thành viên của nhóm. Mặc dù trong kế hoạch trợ giúp NKT của thành phố Hạ Long có hoạt

động tập huấn hướng dẫn NKT cách làm ăn. Tuy nhiên, với nhiều lý do như: không có kinh phí, không có người đứng ra tập huấn cho nên các địa phương vẫn chưa triển khai được hoạt động này.

Biểu 2.11: Nguyên nhân người khuyết tật không vay vốn

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hạ Long)

Tóm lại, qua thực trạng thấy rằng đa số NKT cho rằng vay vốn không biết để làm gì, trong khi đó hoạt động hướng dẫn cách làm ăn thì không được triển khai. Hai nội dung này có mối liên hệ với nhau, vì NKT không biết cách làm ăn thì họ không biết vay vốn để làm gì. Tự tạo việc làm cũng là kênh việc làm khá quan trọng đối với NKT. Vì vậy, cần có giải pháp thúc đẩy hỗ trợ tự tạo việc làm thông qua tạo điều kiện cho NKT dễ dàng vay vốn với mức vay cao, lãi suất thấp đồng thời hướng dẫn cách làm ăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)