Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành, thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật của các cơ quan ở thành phố Hạ Long, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở đào tạo NKT, tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bảo đảm đúng tỷ lệ NKT tham gia lao động sản xuất, theo tinh thần Văn bản hợp nhất, số 763/BLĐTB&XH, ngày 28/2/2019, Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật người khuyết tật; bảo đảm quyền và nghĩa vụ đầy đủ cho NKT; đồng thời, đề nghị
UBND thành phố kịp thời khen thưởng những tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách này.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm cho NKT nhằm nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về chính sách, chế độ đối với người khuyết tật.
3.3. Một số khuyến nghị về thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật
3.3.1. Đối với Nhà nước
Chính phủ tăng cường việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tích hợp các chính sách về giải quyết việc làm cho người khuyết tật; quan tâm chỉ đạo việc lồng ghép và thực hiện đồng bộ chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật với các chính sách kinh tế - xã hội khác, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực người khuyết tật, bảo đảm quyền lợi cho những đối tượng yếu thế này; Ban hành những văn bản cụ thể (nghị định) về tiếp nhận NKT tham gia vào các tổ chức, doanh nghiệp công cũng như khu vự tư nhân; khuyến khích những tổ chức, doanh nghiệp này tiếp nhận NKT bằng những quy định về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và có những chính sách tiền lương, bảo hiểm có tính đặc thù.
3.3.2. Đối với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tham mưu, trình Chính phủ ban hành chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp về hỗ trợ cơ sở vật chất thiết bị đào tạo và kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật, khi doanh nghiệp có cam kết giải quyết việc làm ổn định cho người khuyết tật. Xây dựng các chế tài về tiếp nhận lao động là NKT đã qua đào tạo vào làm việc, quy định tỷ lệ lao động là NKT làm việc tại
các tổ chức, doanh nghiệp. Quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian lao động, thời gian nghỉ chế độ đối với lao động là NKT. Bổ sung NKT là đối tượng được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về NKT thống nhất toàn quốc (tổng số, tình trạng sức khỏe, dạng tật, số người trong độ tuổi lao động; số người có nhu cầu học nghề, việc làm và những công việc phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của NKT...) để có cơ sở xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách. Việc theo dõi, thống kê và báo cáo sẽ là cơ sở xác định các chỉ tiêu đưa vào thực hiện trong điều tra lao động việc làm, điều tra cung- cầu lao động, điều tra hộ nghèo hằng năm.
+ Nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn về đào tạo nghề đối với NKT, hướng dẫn các địa phương về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật đối với danh mục ngành, nghề đào tạo nói chung và NKT nói riêng. Tổ chức tổng kết các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho NKT để rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình. Hướng dẫn các địa phương việc sử dụng Quỹ trợ giúp người khuyết tật (trong đó có quy định việc hỗ trợ phương tiện, công cụ, tư liệu sản xuất cho người khuyết tật tự tạo việc làm…).
+ Nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm, giới thiệu việc làm cho NKT và định hướng nghề nghiệp cho NKT; phối hợp hoạt động của Trung tâm với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm.
3.3.3. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND thành phố Hạ Long
Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT ở địa phương không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề nhân văn, chính trị, an ninh xã hội, góp phần phát triển toàn diện cho thành phố Hạ Long; chính vì vậy, thành phố cần tiếp cận theo hướng liên ngành để giải quyết tốt việc làm cho NKT.
- Trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, thành phố cần đưa ra được các biện pháp thực hiện chính sách giải quyết việc làm hiệu quả phù hợp với tình hình địa phương; giải quyết tốt tư vấn việc làm (thành lập các Trung tâm), giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và hỗ trợ cho NKT tự tạo việc làm.
- Bố trí nguồn kinh phí phù hợp với mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho NKT theo Đề án trợ giúp NKT. Thực hiện việc giao chỉ tiêu, kinh phí cho các tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm đối với NKT; thường xuyên dành kinh phí thích hợp từ ngân sách Nhà nước, ngân sách của thành phố để hỗ trợ dạy nghề cho NKT.
- Tổ chức những doanh nghiệp đặc thù (có ưu đãi về đất đai, thuế,…) sử dụng NKT trong sản xuất dịch vụ, sản phẩm phục vụ phát triển KT-XH của địa phương như du lịch, sản phẩn truyền thống của làng nghề phù hợp với khả năng NKT.
3.3.4. Đối với bản thân người khuyết tật
Để tham gia vào quá trình lao động, sản xuất ra của cải vật chất nhằm phục vụ bản thân, gia đình và xã hội, NKT cũng cần ý thức được trách nhiệm xã hội của mình, bản thân cần phải đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động; tức là có đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng lao động phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Trước hết, cần phát huy tính tích cực, tham gia các khóa đào tạo, nhất là đào tạo nghề; tự mình trang bị những kiến thức chuyên môn cơ bản, có tay nghề vững vàng trước khi tham gia vào các tổ chức, doanh nghiệp; sau đó liên tục vươn lên về trình độ, phẩm chất phù hợp với vị trí việc làm mình đang đảm nhận, khẳng định vị thế của mỗi người trong tập thể cơ quan, đơn vị.
Người khuyết tật tích cực học tập, chủ động tham gia vào các khóa đào tạo, trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà thị trường lao động
yêu cầu. Nắm bắt nhu cầu thị trường lao động để có kế hoạch đào tạo và tự đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để tránh tốn kém về tiền bạc, thời gian. Cập nhật kiến thức, nhất là công nghệ thông tin để chủ động tìm kiếm việc làm thích hợp với bản thân; Tích cực, chủ động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn do chính quyền, các doanh nghiệp tổ chức tại địa phương; năng động, sáng tạo trong việc tự tạo việc làm; Đầu tư cơ sở vật chất, tiền, thời gian cho phát triển nghề, cập nhật công nghệ thông tin, mạnh dạn đổi mới sản xuất với chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu xã hội và xuất khẩu.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở văn bản pháp luật của Nhà nước, chính quyền thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra những định hướng hỗ trợ giải quyết việc làm cho NKT. Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT trên địa bàn thành phố Hạ Long, tác giả đã đưa ra 06 giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện chính sách: (1) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, toàn xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp và người khuyết tật; (2) Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trong việc đào thực hiện chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật ; (3) Giải pháp kinh tế; (4) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở, UBND các địa phương nhằm tăng cơ hội đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT; (5) Thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở thành phố Hạ Long; (6) Nâng cao trách nhiệm của người khuyết tật.
Để các giải pháp đề xuất có tính khả thi cao, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND thành phố Hạ Long; bản thân NKT.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đi tới kết luận sau:
Về mặt lý luận
Đề tài đã tổng quan được các công trình nghiên cứu của một số tác giả liên quan đến thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và NKT nói riêng; nhiều tác giả nghiên cứu, đã phân tích nhiều nội dung có liên quan với đề tài của tác giả; tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này về NKT ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở các nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng hệ thống khung lý thuyết về thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động NKT.
Luận văn đã đưa ra một số khái niệm có liên quan: NKT, chính sách giải quyết việc làm cho NKT, và thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT. Tác giả phân tích các mục tiêu, nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật; Quy trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật, được tác giả phân tích nhằm giải quyết tiếp những nội dung này ở chương 2. Đồng thời, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật gồm những yếu tố chủ quan và khách quan phù hợp với thành phố Hạ Long nhằm đánh giá toàn diện khi thực hiện chính sách này cho NKT ở chương 2 và chương 3.
Về kết quả nghiên cứu thực tiễn
Mặc dù thành phố Hạ Long đã quan tâm đến đối tượng là NKT, thực hiện khá tốt các chính sách giải quyết việc làm cho những đối tượng này, nhưng trong 65% NKT không có việc làm thì chỉ một số rất ít NKT (6,7%) thuộc hộ gia đình khá, giàu, có điều kiện về kinh tế nên không có nhu cầu việc làm. Phần
lớn đều có nhu cầu việc làm nhưng một số lý do nào đó hiện tại chưa có việc làm, do vậy, họ tham gia công việc tại gia đình.
Vai trò của chính quyền thành phố Hạ Long trong thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT còn mờ nhạt, chủ động cung cấp dịch vụ cho NKT còn rất hạn chế trong việc hỗ trợ người khuyết tật có được việc làm.
Kết quả khảo sát nội dung thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT tại thành phố Hạ Long với những nội dung về chính quyền Thành phố thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT, như: Tư vấn việc làm, Giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho NKT, Hỗ trợ cho NKT tự tạo việc làm cũng cho những kết quả tương tự; có nghĩa là việc thực hiện chính sách này cho NKT còn ở mức độ chưa cao. Mặt khác, bản thân NKT ở thành phố Hạ Long cũng chưa đáp ứng tốt yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; đồng thời chưa chủ động tìm kiếm việc làm một cách tích cực.
Từ kết quả phân tích thực trạng ở chương 2, tác giả có nhận định những nguyên nhân yếu kém về thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT tại thành phố Hạ Long và đưa ra 5 nhóm giải pháp cùng với những kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và đối với bản thân người khuyết tật.
Với kết quả nghiên cứu trên, mặc dù còn có những khiếm khuyết do hạn chế về thông tin, nhưng tác giả có thể khẳng định, đề tài đã có cách tiếp cận giải quyết vấn đề phù hợp và thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản của các cơ quan Nhà nước
1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ Người khuyết tật tại Việt Nam (2013),
Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp Người khuyết tật tại Việt Nam
2. Bộ lao động thương binh xã hội(2009) Báo cáo số 62/BC - LĐTBXH về tổng kết thi hành pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản liên quan
3. Bộ giáo dục và đào tạo - Bộ lao động - thương binh và xã hội - Bộ tài chính (2013) Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật
4. Chính phủ (2010) Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
5. Chính phủ (2012) Nghị định số 28/2012/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
6. Chính phủ (2013) Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
7. Quốc hội, (2010) Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12
8. Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam, sửa đổi bổ sung năm 2019
9. Thủ tướng Chính phủ (2008) Quy định số 51/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật
10. Thủ tướng Chính phủ (2009) Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
11. Thủ tướng Chính phủ (2012) Quyết định số 1019/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020
12. Thủ tướng Chính phủ (2012) Quyết định 1201/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việt Nam và dạy nghề giai đoạn 2012-2015
13. Thủ tướng Chính phủ (2016) Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
14. UBND tỉnh Quảng Ninh (2005) Quyết định số 4121/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ việc làm dành cho người tàn tật tỉnh Quảng Ninh
15. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012) Quyết định số 1878/QĐ-UBND về việc hỗ trợ chi phí phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng lao động cho NKT hệ vận động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
16. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012) Quyết định số 2239/QĐ-UBND Phê duyệt danh mục 44 nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề và mức chi phí, mức hỗ trợ cho từng nghề hỗ trợ đào tạo cho người khuyết tật
17. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017) Quyết định số 1139/2017/QĐ-UBND phê duyệt danh mục 45 nghề, nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp và mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cho từng nghề
18. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1998) Pháp lệnh số 06/1998/PL-UBTVQH10 về người tàn tật
Sách, giáo trình và các đề tài khoa học:
19. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn (2013), “Tạo việc làm bền vững cho lao động là đối tượng yếu thế”
20. Nguyễn Hữu Đắng (2011) “Những biện pháp chủ yếu tạo việc làm cho người tàn tật ở Việt Nam”
21. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình Chính sách kinh tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý. Nxb Khoa học Kỹ thuật
22. Nguyễn Hữu Hải (2013), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, Nxb. Lao động - xã hội
23. Nguyễn Hữu Hải - Lê Văn Hòa (2015), Đại cương về phân tích chính sách công, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội
24. Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa (Đồng chủ biên), Đại cương về chính sách