Tư vấn việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 73)

Tư vấn việc làm là hoạt động rất cần thiết để hỗ trợ cho NKT nâng cao khả năng tiếp cận với việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ NKT nhận được dịch vụ tư vấn còn thấp. Việc hỗ trợ tư vấn việc làm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu này của NKT được xét từ nhiều khía cạnh như hoạt động của trung tâm còn hạn chế, hình thức tổ chức tư vấn chưa phong phú, kể cả chính bản thân NKT còn chưa muốn tiếp cận dịch vụ này.

Về lý thuyết, hoạt động tư vấn việc làm sẽ giúp NKT được chia sẻ, giải tỏa cảm xúc và gỡ bỏ những băn khoăn, thắc mắc thậm chí là những cảm xúc tiêu cực và tự ti của bản thân để có thể đi đến quyết định “nên” hay “không nên”

tham gia vào thị trường lao động. Do đó, nếu việc tư vấn việc làm không tốt thì NKT sẽ không sẵn sàng để làm việc. Điều đó sẽ dẫn đến việc các hoạt động như giới thiệu việc làm, học nghề hay tự tạo việc làm sẽ không có hiệu quả.

Biểu đồ 2.8: Ý kiến của NKT về các mức độ cần thiết của tư vấn việc làm

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 32.26 45.16 19.35 3.23 0.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Ít cần thiết Không cần thiết Tỉ lệ %

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm CTXH và một số tổ chức có chức năng tư vấn việc làm cho NKT. Khi tác giả phỏng vấn NKT có việc làm và chưa có việc làm, gồm những câu hỏi: Anh/Chị có được việc làm hiện nay là do đâu? Nguyên nhân nào khiến nhiều NKT vẫn chưa được tư vấn việc làm? Hiệu quả của việc tư vấn việc làm của TP Hạ Long đang ở mức độ nào? Tại sao có những NKT được tư vấn nhưng vẫn chưa có việc làm?

Có hơn nửa số NKT đã trả lời rằng họ được bạn bè, người thân tư vấn và giới thiệu việc làm chứ họ cũng không biết đến những cơ sở hay trung tâm nào cả. Hình thức tư vấn việc làm chuyên nghiệp lại ít được NKT tiếp cận tới. Một điểm đáng lưu ý là chính quyền địa phương và cụ thể là cán bộ địa phương lại là người tư vấn việc làm nhiều nhất cho NKT, trong khi đó không phải là chức năng chính của họ. Trung tâm Dịch vụ việc làm và Trung tâm Công tác xã hội là những nơi đảm bảo tính chuyên môn cũng như có nhiều thông tin về việc làm để có thể tư vấn cho NKT nhưng lại chưa thể hiện được vai trò của mình. Có nhiều lý do như trung tâm mới được thành lập, đội ngũ nhân viên ít, không có kinh phí để truyền thông hoặc do bản thân NKT còn không biết thông tin hoặc e ngại tiếp cận những dịch vụ này.

NKT tiếp cận và có quan hệ mật thiết với đội ngũ cán bộ địa phương nên khi đội ngũ này nắm rõ những thông tin về các cơ sở Trung tâm Dịch vụ việc làm hoặc Trung tâm Công tác xã hội để ngoài việc tư vấn, cán bộ có thể giới thiệu NKT đến những cơ sở có chức năng chuyên môn như vậy thì khả năng sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn. Ngoài ra, những hình thức như hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm,... không được lựa chọn.

Đây đều là những hình thức khá tốt trong việc tư vấn việc làm phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn có rào cản và khó khăn nhất định nên NKT vẫn chưa tiếp cận được những hình thức tư vấn việc làm này. Đối với những người được tư

vấn, mức độ hữu ích của hoạt động này là khá lớn. Điều này lý giải vì sao NKT lại đánh giá cao về tầm quan trọng của hoạt động này. Ngoài ra, nhiều NKT sau khi được tư vấn còn được nâng cao kiến thức trong lĩnh vực việc làm khiến nảy sinh cảm xúc tiêu cực và tâm lý tự ti, chán nản. Việc cung cấp kiến thức và thông tin sẽ giúp NKT vững tin hơn nhiều trong khi tìm kiếm việc làm, mặc dù có nhiều lợi ích tích cực ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên một trong những kết quả quyết định và quan trọng nhất trong hoạt động tư vấn việc làm là NKT sẽ quyết định đi tìm việc hoặc sẵn sàng để làm việc thì tỷ lệ này lại chưa cao. Trên thực tế khi NKT chưa muốn đi làm thì có rất nhiều lý do phức tạp dẫn đến việc này. Do đó để thay đổi quyết định của họ sẽ cần phải có thời gian và những can thiệp mang tính chuyên môn mà không phải nhân viên nào cũng làm được.

Nhìn chung, tư vấn việc làm là hoạt động rất cần thiết để hỗ trợ cho NKT nâng cao khả năng tiếp cận với việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ NKT nhận được dịch vụ tư vấn còn thấp. Việc hỗ trợ tư vấn việc làm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu này của NKT được xét từ nhiều khía cạnh như hoạt động của trung tâm còn hạn chế, hình thức tổ chức tư vấn chưa phong phú, kể cả chính bản thân NKT còn chưa muốn tiếp cận dịch vụ này.

2.2.2. Giới thiệu việc làm

Giới thiệu việc làm là hoạt động rất quan trọng quyết định đến khả năng có được việc làm và đảm bảo ổn định việc làm cho người khuyết tật. Vấn đề ở chỗ là còn khá nhiều người khuyết tật chưa được giới thiệu việc làm và như vậy sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu quả chung về giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Mặt khác, cho thấy khi hoạt động giới thiệu việc làm thực sự thực hiện một cách chuyên nghiệp thì hiệu quả của nó mang lại sẽ rất cao. Tuy nhiên, yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ cũng đóng vai trò khá lớn ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động này.

Biểu đồ 2.9: Ý kiến của NKT về các mức độ cần thiết của giới thiệu việc làm

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Đa số NKT tiếp cận dịch vụ giới thiệu việc làm, đều cho rằng hoạt động giới thiệu việc làm là cần thiết và rất cần thiết. Thực tế đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc hỗ trợ NKT có được việc làm ổn định. Hoạt động giới thiệu việc làm không đơn thuần chỉ là giới thiệu NKT đến những nơi có nhu cầu tuyển lao động mà còn là sự đánh giá tỉ mỉ giữa khả năng của NKT và những yêu cầu của nhà tuyển dụng để từ đó giới thiệu NKT đến những cơ quan có những yêu cầu phù hợp với năng lực của NKT. Tuy nhiên, đây không phải là một hoạt động đơn giản, đòi hỏi sự khéo léo và tâm lý của nhân viên tư vấn, giới thiệu việc làm. Trong hoạt động giới thiệu việc làm, nhân viên sẽ đánh giá khả năng cụ thể của NKT cũng như những yêu cầu của các nhà tuyển dụng để từ đó tìm ra địa chỉ phù hợp cho cả hai bên.

Ngoài ra trong công tác xã hội, hoạt động giới thiệu việc làm còn được bao hàm với cả các hoạt động giám sát, khích lệ NKT cũng như hỗ trợ giải quyết những khó khăn, gỡ bỏ những rào cản giữa NKT và các doanh nghiệp để từ đó tạo việc làm ổn định bền vững cho NKT.

Khi được tác giả phỏng vấn: Người khuyết tật được giới thiệu việc làm 0 2 4 6 8 10 12 14

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Ít cần thiết Không cần thiết Tỷ lệ %

qua những kênh/hình thức nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức bạn bè hoặc người thân giới thiệu việc làm cho NKT vẫn chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Qua tìm hiểu, việc giới thiệu việc làm từ bạn bè, người thân không mang tính chuyên nghiệp. Đơn giản ở đây người thân hoặc bạn bè biết được ở đâu có tuyển dụng lao động thì giới thiệu cho NKT mà chưa có sự tìm hiểu kỹ về yêu cầu cụ thể của cơ sở tuyển dụng có phù hợp với năng lực của NKT hay không. Như vậy việc giới thiệu theo hình thức này sẽ chưa chắc đảm bảo tính phù hợp và bền vững của việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)