Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 94)

nhiệm của các cấp, các ngành, toàn xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp và người khuyết tật về thực hiện chính sách giải quyết việc làm

Đa dạng hóa các nội dung và hình thức tuyên truyền về hệ thống chính sách, pháp luật, các Chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan đến NKT, đặc biệt là ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động là NKT vào làm việc, quyền lợi của doanh nghiệp khi có lao động là NKT, thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp về việc chống phân biệt đối xử với NKT; Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là NKT và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là NKT khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ (Điều 177 Bộ Luật Lao động năm 2012, sửa đổi 2019). Khoản 3 Điều 8 Bộ

Luật Lao động năm 2012, sửa đổi năm 2019 đã nêu: Nghiêm cấm hành vi cưỡng bức lao động.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho NKT. Tuyên truyền phản ánh những gương tập thể, cá nhân điển hình trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT, gương NKT tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các phóng sự, chuyên đề, bản tin, video....

Vinh danh những tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm đối với NKT, nêu cao trách nhiệm xã hội đối với các tổ chức về thu hút người lao động là NKT.

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

Định kỳ hằng năm Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương tiến hành khảo sát, tổng hợp số liệu về NKT (chi tiết theo các dạng tật, nhu cầu học nghề, tạo việc làm...) để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT hằng năm và giai đoạn.

Tổ chức rà soát, hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT phù hợp với Bộ Luật Lao động, Luật người khuyết tật, Luật Việc làm, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Công ước quốc tế về quyền của NKT ở các ngành, địa phương.

Nghiên cứu triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án có ưu tiên về hỗ trợ đào tạo và tạo việc làm cho NKT. Tăng cường nguồn lực cho các dự án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, gắn đào tạo nghề với nhu cầu tuyển dụng và sử dụng của doanh nghiệp, thị trường lao động và Chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, gắn đào tạo với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kính tế; Tập trung một số ngành nghề thủ công, nghề truyền thống tại địa phương, nghề giản đơn, ít phức tạp phù hợp với điều kiện sức khỏe của NKT. Trên cơ sở

danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí cho từng nghề, cần đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề cho NKT như việc hỗ trợ thông qua cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp hoặc các tổ chức của NKT, dịch vụ có sử dụng NKT... Đưa chương trình sinh kế cho NKT là một trong những nội dung hoạt động của mục tiêu an sinh xã hội, lồng ghép với việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo;

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động đối với NKT: Nghiên cứu để đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu về GDNN. Hoàn thiện hệ thống thông tin cung- cầu thị trường lao động. Thông qua việc tổ chức điều tra, cập nhật dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, khách quan; đảm bảo chủ động việc khai thác các dữ liệu cung - cầu lao động; tiến hành cung cấp kịp thời cho người lao động, doanh nghiệp cũng như các đối tượng NKT để khai thác những thông tin về nhu cầu nhân lực, điều kiện việc làm, công tác đào tạo, chiến lược phát triển theo lĩnh vực, ngành nghề trên địa bàn tỉnh. Việc tạo ra kênh thông tin minh bạch, đáng tin cậy này sẽ góp phần mở rộng kết nối người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau, nâng cao khả năng giải quyết việc làm. Đồng thời, lao động là NKT sẽ nắm bắt nhu cầu thực tế, nhận thức được hướng đi cho bản thân, lựa chọn công việc, nâng cao chất lượng, cơ cấu nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ chế thị trường.

Chỉ đạo các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tiến hành rà soát các điều kiện về tiếp cận cho NKT đi lại, tiếp cận phòng học, nhà xưởng thực hành, các công trình khác. Rà soát, điều chỉnh chương trình, thời lượng để NKT có thể tiếp nhận kiến thức, kỹ năng nghề. Bố trí giáo viên phù hợp để hướng dẫn NKT học nghề (lý thuyết và kỹ năng nghề).

Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT.

3.2.3. Giải pháp về kinh tế

- Đối với người khuyết tật

Xuất phát từ quan điểm NKT không chỉ là đối tượng cần được ưu tiên, mà họ còn cần được nhìn nhận là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã hội. Vì vậy giải quyết việc làm cho NKT không phải là giúp đỡ, là làm từ thiện... mà là đáp ứng nhu cầu chính đáng là được làm việc và được ghi nhận của họ. Trên cơ sở đó, NKT cần được cung cấp thiết bị chuyên dụng và thiết bị cho sinh hoạt hàng ngày; Cung cấp phương tiện đi lại; Trợ giúp tài chính cho người khuyết tật: Cần có những chính sách nhằm tăng cường sự hỗ trợ về tài chính cho NKT, nâng mức trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật không có khả năng lao động và có thể tạo điều kiện thuận lợi cho NKT vay vốn không lãi suất hoặc với lãi suất ưu đãi để khuyến khích họ tham gia công việc và giúp họ có thể tự tổ chức sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho cá nhân và những NKT khác; Các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần có chính sách ưu tiên quảng bá sản phẩm và hỗ trợ thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm do NKT làm ra (gắn với Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm trong Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh).

Nhà nước ban hành các chính sách quan tâm đến NKT, có cơ chế chính sách về tài chính hỗ trợ NKT học nghề, hỗ trợ người sử dụng lao động nhận NKT vào làm việc, hỗ trợ những NKT có ý tưởng mở cơ sở sản xuất kinh doanh; Các cơ quan chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu về NKT, phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, việc làm của từng nhóm đối tượng, từ đó có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.

- Đối với doanh nghiệp

Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp: Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp hoặc có chính sách ưu đãi về giảm thuế để trang trải các khoản phát sinh thêm liên quan đến việc tuyển dụng NKT (như các khoản chi phí đào

tạo NKT, chi phí cải tiến thiết bị cho phù hợp với NKT…); Thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tất cả mọi người trong xã hội, nhằm xóa bỏ cảm giác mặc cảm tự tin của gia đình và bản thân NKT, nhằm xóa bỏ thái độ phân biệt đối xử với NKT, giúp họ hòa nhập cộng đồng, tìm được việc làm phù hợp, đống góp sức mình vào việc xấy dựng và phát triển đất nước; Cục Việc làm hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động hướng tới đối tượng NKT; tiếp tục đặt hàng hợp đồng với Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại thành phố Hạ Long và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như Trung ương Đoàn, Hội người mù Việt Nam tại thành phố Hạ Long, Trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Hạ Long… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động khuyết tật, sao cho họ tìm được công việc phù hợp, có thu nhập ổn định; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động khuyết tật. Các tổ chức xã hội phát động phong trào khuyến khích khởi nghiệp; thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp hoặc trung tâm phát triển doanh nghiệp, tạo “giá đỡ”, làm “bệ phóng” cho NKT vươn lên.

3.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở, UBND các địa phương nhằm tăng cơ hội đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT UBND các địa phương nhằm tăng cơ hội đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các Sở ngành: Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Du lịch, Ngân hàng chính sách xã hội, UBND các địa phương triển khai chương trình đào tạo, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ văn hóa để NKT tham gia tốt hơn vào quá trình đào tạo, nhất là các nghề có yêu cầu về kỹ thuật cao; tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm do NKT tạo ra qua đó tạo điều kiện cho NKT có môi trường làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn.

Xuất phát từ quan điểm NKT không chỉ là đối tượng cần được ưu tiên, mà họ còn cần được nhìn nhận là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã hội. Vì vậy giải quyết việc làm cho NKT không phải là giúp đỡ, là làm từ thiện... mà là đáp ứng nhu cầu chính đáng là được làm việc và được ghi nhận của họ. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Nhà nước ban hành các chính sách quan tâm đến NKT, có cơ chế chính sách về tài chính hỗ trợ NKT học nghề, hỗ trợ người sử dụng lao động nhận NKT vào làm việc, hỗ trợ những NKT có ý tưởng mở cơ sở sản xuất kinh doanh;

Thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tất cả mọi người trong xã hội, nhằm xóa bỏ cảm giác mặc cảm tự tin của gia đình và bản thân NKT, nhằm xóa bỏ thái độ phân biệt đối xử với NKT, giúp họ hòa nhập cộng đồng, tìm được việc làm phù hợp, đống góp sức mình vào việc xấy dựng và phát triển đất nước;

Phát huy cao hơn nữa vai trò của các trung tâm đào tạo nghề. Các cơ quan chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu về NKT. Phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, việc làm của từng nhóm đối tượng, từ đó có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả;

Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động khuyết tật. Các tổ chức xã hội phát động phong trào khuyến khích khởi nghiệp; thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp hoặc trung tâm phát triển doanh nghiệp, tạo “giá đỡ”, làm “bệ phóng” cho NKT vươn lên;

Cục Việc làm hỗ trợ các địa phương tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động hướng tới đối tượng NKT; tiếp tục đặt hàng hợp đồng với Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm

dịch vụ việc làm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như Trung ương Đoàn, Hội người mù Việt Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động khuyết tật, sao cho họ tìm được công việc phù hợp, có thu nhập ổn định.

Thực hiện giám sát và đánh giá kết quả thưc hiện hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho NKT thường xuyên, kịp thời khắc phục những khó khăn và phát huy những kết quả đạt được, tạo động lực cho NKT cũng như các bên liên quan.

Từ thực trạng hoạt động và kết quả triển khai công tác hỗ trợ tạo việc làm cho NKT trong thời gian qua, Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các các bộ, ban, ngành và các địa phương để tiếp tục triển khai Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm, trong đó quan tâm đặc biệt tới nội dung “Hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật”. Việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho NKT còn khả năng lao động là một việc làm vừa mang tính xã hội vừa có tính nhân văn sâu sắc, vì vậy đây không chỉ là trách nhiệm của riêng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mà còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền và cả cộng đồng để thực hiện mục tiêu cùng NKT vươn lên khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở thành phố Hạ Long làm cho người khuyết tật ở thành phố Hạ Long

Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành, thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật của các cơ quan ở thành phố Hạ Long, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở đào tạo NKT, tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bảo đảm đúng tỷ lệ NKT tham gia lao động sản xuất, theo tinh thần Văn bản hợp nhất, số 763/BLĐTB&XH, ngày 28/2/2019, Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật người khuyết tật; bảo đảm quyền và nghĩa vụ đầy đủ cho NKT; đồng thời, đề nghị

UBND thành phố kịp thời khen thưởng những tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách này.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm cho NKT nhằm nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về chính sách, chế độ đối với người khuyết tật.

3.3. Một số khuyến nghị về thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật

3.3.1. Đối với Nhà nước

Chính phủ tăng cường việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tích hợp các chính sách về giải quyết việc làm cho người khuyết tật; quan tâm chỉ đạo việc lồng ghép và thực hiện đồng bộ chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật với các chính sách kinh tế - xã hội khác, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực người khuyết tật, bảo đảm quyền lợi cho những đối tượng yếu thế này; Ban hành những văn bản cụ thể (nghị định) về tiếp nhận NKT tham gia vào các tổ chức, doanh nghiệp công cũng như khu vự tư nhân; khuyến khích những tổ chức, doanh nghiệp này tiếp nhận NKT bằng những quy định về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và có những chính sách tiền lương, bảo hiểm có tính đặc thù.

3.3.2. Đối với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tham mưu, trình Chính phủ ban hành chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp về hỗ trợ cơ sở vật chất thiết bị đào tạo và kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật, khi doanh nghiệp có cam kết giải quyết việc làm ổn định cho người khuyết tật. Xây dựng các chế tài về tiếp nhận lao động là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)