Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

Một là, do bản chất vấn đề chính sách giải quyết việc làm cho NKT. Người khuyết tật không có việc làm do trình độ kiến thức chuyên môn, hiểu biết, kỹ năng, thiếu tự tin, không đủ sức khỏe để tham gia hoạt động sản xuất, chưa qua đào tạo, thiếu kinh nghiệm sản xuất, khả năng nắm bắt, tìm hiểu thông tin thị trường lao động thấp. Vì vậy, các giải pháp, chương trình, hành động được thiết kế trong CSC nhằm giải quyết một trong các nguyên nhân dẫn đến NKT không có việc làm. Tùy thuộc vào tính cấp thiết của từng nguyên nhân mà Nhà nước và xã hội quyết định ưu tiên các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách.

Hai là, do môi trường thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT. Môi trường thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT bao gồm các thành phần vật chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách như các nhóm lợi ích có được từ chính sách trong xã hội, các điều kiện vật chất kĩ thuật trong nền kinh tế, bầu không khí chính trị, trật tự xã hội, quan hệ quốc tế rộng mở. Và môi trường là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường tự nhiên, quốc tế. Các hoạt động này diễn ra theo quy luật trong những điều kiện cụ thể nên nó độc lập với quá trình thực hiện chính sách. Vì vậy, một xã hội ổn định sẽ đưa đến sự ổn định về hệ thống chính sách giải quyết việc làm, cũng như góp phần thuận lợi cho việc thực hiện chính sách. Nếu các bộ phận cấu thành của môi trường vận động phù hợp với trình độ tổ chức điều hành của các cơ quan nhà nước, với cơ chế chính sách đang tồn tại sẽ có tác dụng đẩy các hoạt động tổ chức thực hiện chính sách. Ngược lại, nó sẽ kìm hàm, ngăn trở các hoạt động này, dẫn đến việc thực hiện chính sách kém hiệu quả.

Trong những năm gần đây, NKT được thụ hưởng nhiều chế độ chính sách hơn từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục, dạy nghề và việc làm, văn hóa, thể dục, thể thao giải trí, du lịch, bảo trợ xã hội, công nghệ thông tin, tiếp cận các công trình nhà ở, giao thông, các công trình công cộng. Riêng nội dung chính sách về dạy nghề và việc làm đối với NKT hiện nay được thể hiện trong nhiều luật: Luật Người khuyết tật (1 chương với 4 điều) quy định về dạy nghề và việc làm, Bộ luật Lao động (một mục riêng với 3 điều) quy định về lao động là NKT, Luật việc làm đã có quy định về hỗ trợ việc làm đối với NKT và hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là NKT, Luật giáo dục nghề nghiệp có chính sách hỗ trợ đối với NKT tham gia học nghề và hỗ trợ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với NKT. Các chính sách tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để NKT có nhiều cơ hội công việc và việc làm, hòa nhập cộng đồng. NKT hầu như họ biết và quan tâm đến các nội dung chính sách việc làm

và dạy nghề mà mình được thụ hưởng. Các chính sách này tạo điều kiện cho NKT tham gia học nghề, tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động cũng như vay vốn tự tạo việc làm. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hỗ trợ việc làm đối với NKT.

Ba là, mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT, thể hiện sự thống nhất về mặt lợi ích trong việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho NKT. Ngoài những mâu thuẫn lợi ích giữa các đối tượng chính sách làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT, mà còn do sự không đồng nhất về những tiện ích giữa các cơ quan chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách.

Bốn là, tiềm lực của các nhóm lợi ích trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT, như: Quy mô và trình độ của NKT, tiềm lực của các doanh nghiệp trên các phương diện kinh tế, xã hội, tổ chức ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách.

Năm là, đặc tính của NKT. NKT mang những đặc tính như tự ti, chưa nhanh nhạy với cái mới, không có niềm tin,…. Tùy thuộc vào các đặc tính trên mà các nhà thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT cần biết khơi gợi hay kiềm chế những đức tính đó để đạt được kết quả tốt nhất cho quá trình thực hiện chính sách.

Bên cạnh nội dung chính sách thì vấn đề phương pháp tổ chức thực hiện chính sách cũng rất quan trọng. Chính sách có đi vào cuộc sống, NKT có được thụ hưởng chính sách kịp thời, đầy đủ hay không, chủ yếu là do cách (PP) tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Ví dụ thấy rõ nhất là NKT muốn được thụ hưởng chính sách thì trước hết phải được xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và được cấp giấy xác nhận khuyết tật. Trên cơ sở giấy xác nhận khuyết tật, NKT mới đủ điều kiện thụ hưởng chính sách gì, mức hưởng bao nhiêu và khi nào được hưởng.

Các phương pháp tổ chức thực hiện gồm: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyết phục và phương pháp kết hợp trong thực hiện chính sách công.

Do bản thân các chính sách thường không có chế tài; do vậy, cần có những văn bản hướng dẫn quy định cụ thể những vấn đề này nhằm bảo đảm quyền của người lao động, nhất là NKT. Chẳng hạn, trong Luật Người khuyết tật quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT được hưởng chính sách ưu đãi; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận NKT vào làm việc được khuyến khích. Nếu không sử dụng lao động là NKT hoặc không nhận NKT vào làm việc thì cũng không có biện pháp chế tài nào. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp từ chối các cơ hội việc làm công bằng cho NKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)