Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 47)

1.2.2.1.Chủ thể thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật

Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động nói chung và NKT nói riêng bởi nó giúp họ có được thu nhập, ổn định đời sống. Giải quyết việc làm cho NKT không không chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước mà đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật gồm:

- Các cơ quan nhà nước và nhân sự của các cơ quan đó;

- Chủ thể tham gia quá trình thực hiện chính sách là các đối tác phi nhà nước, gồm: các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà nước (khu vực tư);

- Có một chủ thể đặc biệt có vai trò quan trọng, tham gia vào quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm là các cơ quan truyền thông;

- Chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng thụ hưởng chính sách giải quyết việc làm, đó là những người khuyết tật.

Quyền việc làm là một trong những quyền cơ bản của người lao động, đặc biệt đối với NKT do tính đặc thù của đối tượng này mà quyền việc làm của NKT được Nhà nước bảo trợ. Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cũng như tạo việc làm cho NKT và là cán cân cân bằng lợi ích của các nhóm đối tượng khác nhau. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 111 về chống phân biệt trong việc làm, học nghề nên pháp luật Việt Nam phải tuân thủ triệt để quan điểm của tổ chức ILO về vấn đề này, đặc biệt là Bộ luật Lao động và Luật Người khuyết tật.

Điều 13 Bộ Luật Lao động có quy định: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”. NKT cũng là công dân, là lực lượng lao động xã hội nên Nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho họ. Hơn nữa, NKT lại là bộ phận dân cư cần được quan tâm đặc biệt nên Nhà nước càng cần phải có trách nhiệm hơn đối với đối tượng này. Bên cạnh trách nhiệm giải quyết việc làm cho công dân nói chung, đối với NKT nói riêng, Nhà nước còn có các trách nhiệm khác.

Điều 33 Luật Người khuyết tật: Nhà nước tạo điều kiện để NKT phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của NKT. Điều 125 Bộ Luật lao động có quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp người tàn tật phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi xuất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống”.

* Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân

Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, NKT nói riêng không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Các cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vì vậy cũng có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có NKT. Đặc biệt, NKT lại là đối tượng lao động đặc thù nên các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân càng cần phải có sự quan tâm đến đối tượng này nhằm đảm bảo cho họ được bình đẳng như những người lao động khác mà không bị phân biệt đối xử. Để tránh tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, tạo ra những rào cản dẫn đến sự hạn chế cơ hội có việc làm của NKT, Luật Người khuyết tật quy định các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng NKT có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của NKT. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là NKT tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho NKT, đồng thời, phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với NKT. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho NKT. Đặc biệt, các doanh nghiệp còn có trách nhiệm nhận tỷ lệ lao động là NKT đối với một số nghề và công việc theo quy định của Chính phủ (theo Khoản 3 Điều 125 Bộ Luật Lao động).

1.2.2.2.Chế độ hỗ trợ đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm

Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết về thể chất hay tinh thần nên thường bị suy giảm khả năng lao động. Các đơn vị sử dụng lao động thường không muốn nhận người khuyết tật vì sợ rằng năng suất lao động không cao. Do đó, để khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận NKT vào làm việc, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các cơ sở này. Cụ thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và

miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là NKT, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp (Điều 30 Luật Người khuyết tật).

Theo quy định của pháp luật, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương lập quỹ việc làm cho NKT để giúp NKT phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm. Quỹ này được sử dụng vào các mục đích: cấp hỗ trợ cho các đối tượng là các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng choNKT để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu, duy trì việc dạy nghề và phát triển sản xuất, các doanh nghiệp nhận NKT vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định; cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho NKT, cá nhân và nhóm lao động là NKT, doanh nghiệp nhận số lao động là NKT vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định, các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho NKT (Nghị định 81/NĐ-CP).

Cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho NKT được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị và được miễn thuế, được vay vốn với lãi xuất thấp. Theo Điều 3 Nghị định số 81/NĐ-CP, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là NKT phải có đủ điều kiện như: Có trên 51% số lao động là NKT; Có quy chế hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là NKT.

Trách nhiệm của các tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động: Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về cơ hội và đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Thúc đẩy đảm bảo việc làm và việc làm bình đẳng cho người lao động là NKT và các hoạt động tương tự; Hợp tác lẫn nhau và với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức dịch vụ việc làm và các cơ sở đào tạo nghề cho NKT để phát triển việc làm; Nghiên cứu các xu hướng kinh tế, việc làm, khoa học công nghệ kỹ thuật để đề xuất nâng cao năng suất lao động và mở rộng, đảm bảo việc làm cho người lao động nói chung, người lao động

khuyết tật nói riêng; Khuyến khích người lao động khuyết tật tự tạo việc làm, người sử dụng lao động mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho NKT; Hướng dẫn người lao động khuyết tật, người sử dụng lao động khuyết tật thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo định của pháp luật.

1.2.2.3.Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm

Người khuyết tật nếu tham gia vào quan hệ lao động thì cũng trở thành chủ thể của quan hệ lao động. Vì vậy, cũng như những người lao động khác, khi đã trở thành chủ thể của quan hệ lao động, NKT cũng sẽ có các quyền, đồng thời, cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động ở các lĩnh vực như tuyển dụng lao động, giao kết hợp đồng, sử dụng lao động, bảo đảm việc làm… Tuy nhiên, vì NKT là đối tượng lao động đặc thù nên pháp luật cũng có một số quy định riêng cho phù hợp với yếu tố đặc thù của họ như khi tham gia quan hệ lao động, NKT được giảm thời gian làm việc. Họ chỉ phải làm 7 giờ trong một ngày và 42 giờ trong một tuần. Đặc biệt, để bảo vệ sức khỏe cho NKT, pháp luật còn quy định NKT không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành, NKT bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm. Những quy định này ở một góc độ nào đó chính là nhằm bảo vệ NKT, đảm bảo sức khỏe cho họ khi tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên, ngày nay có quan điểm cho rằng sự quy định mang tính chất ưu đãi NKT đó lại chính là rào cản đối với NKT trong lĩnh vực việc làm. Với những quy định mang tính riêng biệt trong việc sử dụng lao động này, người sử dụng lao động sẽ không muốn sử dụng lao động là NKT. Bởi vậy, cần phải hướng tới việc đảm bảo điều kiện lao động để không xảy ra những rủi ro sức khỏe cho cả NKT và người không khuyết tật thay vì giảm thời gian làm việc hay cấm NKT không được làm một số công việc nào đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)