Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 82)

Nhằm thúc đẩy thực thi Công ước, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định triển khai các Chương trình, đề án nhằm hỗ trợ NKT như: Đề án trợ

67.74 19.35 6.45 3.23 3.23 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00

Vay không biết làm gì

Không vay do không có nhu cầu

Không vay do thủ tục phức tạp

Ngân hàng CSXH không duyệt vay

Không vay do số tiền vay quá thấp Tỷ lệ %

giúp NKT giai đoạn 2012- 2020; Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020; Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020; Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013- 2020; Theo đó, các huyện, thị xã thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo công tác NKT và ban hành kế hoạch, bố trí nguồn lực để triển khai Công ước và các Chương trình, Kế hoạch, đề án ở địa phương.

Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là NKT vào làm việc. Thực hiện quy định của Chính phủ về chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT, trong đó ưu đãi cả về số tiền vay và lãi suất vay, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển NKT vào học hòa nhập; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT được hưởng các chính sách và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, được giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở tạo điều kiện cho NKT học nghề. Hằng năm, tỉnh bố trí từ dự toán chi thường xuyên cho các Sở, ban, ngành và UBND các địa phương; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án trợ giúp NKT, ngoài ra còn huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật (2010) theo phân cấp của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

Tỉnh cũng đã triển khai và giải quyết đầy đủ, kịp thời chế độ theo quy định của Trung ương, ngày 19/01/2017 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 236/QĐ- UBND về việc quy định mức trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, mức chi thù lao

cho người trực tiếp chi trả chế độ và mức chi cho công tác quản lý thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nâng mức trợ cấp cho đối tượng cao hơn mức quy định của Trung ương (Mức chuẩn trợ cấp xã hội của tỉnh là 350.000 đồng/tháng, so với mức của Trung ương là 270.000 đồng/tháng). Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh thực hiện giải quyết trợ cấp xã hội hằng tháng theo Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ cho 2.855 đối tượng là NKT trên địa bàn thành phố Hạ Long.

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 về việc hỗ trợ chi phí phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng lao động cho NKT hệ vận động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, tỉnh dùng nguồn kinh phí từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật của tỉnh hỗ trợ 100% chi phí phẫu thuật chỉnh hình và trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho NKT hệ vận động, hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng và 01 người nhà đối tượng trong thời gian phẫu thuật với mức 50.000 đồng/người/ngày (không quá 15 ngày), hỗ trợ tiền đi lại cho đối tượng và 01 người nhà đối tượng từ nơi ở của đối tượng đến cơ sở phẫu thuật theo quãng đường thực tế, hỗ trợ chi phí thù lao cho 01 người nhà hướng dẫn đối tượng tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật với mức 50.000 đồng/ngày (không quá 15 ngày). Kết quả từ năm 2013 -2016, Sở Lao động TB&XH tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng - Bộ Lao động TB&XH, Trung tâm chỉnh hỉnh phục hồi chức năng Hải Phòng thực hiện khám sàng lọc cho 937 NKT hệ vận động tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, thực hiện phẫu thuật chỉnh hình thành công cho 161 NKT và trang cấp 159 dụng cụ chỉnh hình cho NKT với tổng kinh phí là 1.749 triệu đồng đồng, trong đó có 606 NKT trên địa bàn thành phố Hạ Long.

UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 4121/QĐ-UBND ngày 03/11/2005 về việc thành lập Quỹ việc làm dành cho người tàn tật tỉnh Quảng Ninh. Đến nay, UBND thành phố đã vận động thành lập và có Quyết định công

nhận 5 cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, tạo việc làm cho 161 lao động là NKT với mức thu nhập hằng tháng từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng. Quỹ việc làm dành cho NKT đã thu từ các doanh nghiệp chưa sử dụng đủ tỷ lệ lao động là người khuyết tật tính đến thời điểm hiện tại là 8.231.515.648 đồng. Quỹ đã hỗ trợ 2.924.377.500 tỷ đồng cho 03 doanh nghiệp để mua sắm thiết bị, hỗ trợ vốn đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất, tạo việc làm cho NKT và hỗ trợ chi phí phẫu thuật đo lắp dụng cụ chỉnh hình cho NKT hệ vận động theo Quyết định số 1878 ngày 27/7/2012 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ chi phí phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng lao động cho NKT hệ vận động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Công tác hỗ trợ lao động học nghề được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh quan tâm, mỗi năm bố trí kinh phí hỗ trợ lao động học nghề từ 10 đến 15 tỷ đồng/năm. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định mức chi phí đào tạo nghề dành riêng cho NKT: Công tác đào tạo nghề cho NKT được triển khai lồng ghép trong Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Theo đó, năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 04/8/2015 Phê duyệt danh mục 44 nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề và mức chi phí, mức hỗ trợ cho từng nghề hỗ trợ đào tạo cho người khuyết tật; ngày 17/4/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1139/QĐ-UBND phê duyệt danh mục 45 nghề, nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp và mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cho từng nghề, trong đó có quy định riêng mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ đào tạo nghề cho NKT (theo Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Theo báo cáo của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, tổng số NKT được đào tạo nghề: 325 người, chiếm khoảng 30% tổng số NKT có khả năng

lao động, trong đó được đào tạo nghề từ chương trình dành cho NKT là 197 người. Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay : Tỉnh đã hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho 183 lao động là NKT trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)