Đào tạo nghề cho ngườikhuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 76)

Hỗ trợ đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng để NKT có việc làm. Các cơ sở dạy nghề ngoài việc đào tạo nghề còn có các hoạt động tư vấn học nghề, kết nối doanh nghiệp đã giúp cho nhiều người khuyết tật có việc làm sau khi học nghề. Vì vậy, cần có các giải pháp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề để thúc đẩy hiệu quả hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật.

Trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 26 đơn vị dạy nghề, gồm 3 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề và 17 cơ sở dạy nghề đào tạo nhiều ngành nghề.

Ngoài chính sách miễn, giảm học phí cho người khuyết tật học nghề dài hạn theo quy định chung thì tỉnh Quảng Ninh đã ban hành chính sách hỗ trợ cho NKT tham gia học nghề ngắn hạn với thời gian học nghề từ 1,5 tháng đến 4 tháng danh mục gồm có 44 nghề: điện lạnh, điện tử dân dụng, mộc dân dụng, mộc điêu khắc, may, dệt, mây tre lá, tin học văn phòng, sửa chữa máy vi tính, sửa chữa điện thoại di động, sửa chữa xe máy, trồng hoa chăm sóc cây cảnh, trồng cây ăn quả, xoa bóp ấn huyệt, dệt chiếu cói, đan mũ cói, làm bánh, thêu tay, cắt tỉa củ quả, nghệ thuật cắm hoa, nghề cắt tóc, nghề chăn nuôi heo, nghề chăn nuôi gà,…

tác viên CTXH các xã, phường thường xuyên rà soát lập danh sách NKT có nhu cầu học nghề gửi cho Phòng Lao động TB & XH để đặt hàng các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo nghề. Quá trình thực hiện có một số khó khăn như mức hỗ trợ học phí thấp, nhiều nghề có nhu cầu mà không có trong danh mục hỗ trợ học phí. “Công tác hỗ trợ dạy nghề cho NKT có những khó khăn đó là một số nghề NKT đăng ký nhu cầu học nhưng lại không có trong danh mục hỗ trợ học phí mà những nghề này rất phù hợp với sức khỏe, việc làm của NKT và nhu cầu tuyển dụng lao động tại địa phương, cụ thể đó là những nghề phục vụ nhà hàng, khách sạn, nấu ăn”.

NKT khi được hỏi hầu như đều cho rằng đào tạo nghề đóng một vai trò rất quan trọng để có được việc làm. Đối với những NKT chưa tham gia học nghề, khi phỏng vấn sâu phần lớn đều cho thấy bản thân họ thiếu tự tin, gia đình cũng không muốn cho học nghề hoặc không biết học nghề gì, nơi học nghề xa không có người thân, phương tiện di chuyển đến nơi học nghề. Những NKT sinh sống khu vực nông thôn thì cho rằng hầu hết các cơ sở dạy nghề tập trung trong các phường, NKT không có điều kiện đi xa. Đại diện chính quyền địa phương thì cho rằng nên tổ chức dạy nghề lưu động tại trung tâm học tập cộng đồng của xã là phù hợp nhất. Đối với những NKT có tham gia học nghề và hiện đang đi làm việc, kết quả cũng rất ấn tượng khi phần lớn NKT cho biết họ đã có được việc làm sau khi học nghề.

Những cơ sở dạy nghề có kết nối với doanh nghiệp thì gần như NKT học nghề xong đều được cơ sở giới thiệu và có việc làm ngay. Một trong những kinh nghiệm là việc lựa chọn nghề đào tạo cần gắn với nhu cầu của xã hội. Ví dụ một số NKT học nghề may công nghiệp theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, sau khi học xong đều được nhận vào làm việc. Người khiếm thị học nghề mát-xa gần như có việc làm tại các cơ sở dịch vụ mát-xa. Những người được học nghề xong nhưng chưa có việc làm, có một số lý do như không tìm

được việc làm, sức khỏe không đảm bảo, di chuyển đến nơi làm việc khó khăn, hoặc nhiều doanh nghiệp không muốn nhận NKT vào làm việc.

Biểu đồ 2.10: Ý kiến của NKT về các mức độ cần thiết của đào tạo nghề

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là việc tư vấn trước khi đào tạo nghề rất quan trọng. Khi vào học nghề, NKT đã được các cơ sở tư vấn học nghề phù hợp sức khỏe, khả năng. Vì vậy, NKT đánh giá khá cao mức độ của nghề được đào tạo phù hợp với công việc hiện tại.

Trong những năm qua, công tác chăm lo cho các đối tượng NKT, trong đó có vấn đề dạy nghề, tạo việc làm hỗ trợ sinh kế cho NKT và gia đình có NKT luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long như; nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách và nguồn lực ưu tiên cho các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp NKT đã được triển khai thực hiện; Hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành hằng năm và các chính sách của tỉnh ban hành đồng bộ, kịp thời và đúng các quy định của pháp luật; luôn hướng tới các đối tượng bảo trợ xã hội, NKT nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

Dạy nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội nói chung và cũng bảo đảm yêu cầu giải

35.48 51.61 9.68 3.23 0.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Ít cần thiết Không cần thiết Tỷ lệ %

quyết việc làm cho lao động. Đối với người khuyết tật, dạy nghề là tiền đề tạo cơ hội việc làm và xúc tiến việc làm, góp phần hỗ trợ họ từng bước hoà nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)