Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức xã hội và tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của công chúng. Việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh và thông điệp có thể giúp hình thành nhận thức, thái độ, hành vi của xã hội nói chung và NKT nói riêng. Việc tuyên truyền về những tấm gương NKT vượt lên số phận để sống có ích cho xã hội có tác động rất lớn tới tâm lý của cộng đồng NKT. NKT thường ít có cơ hội tiếp cận được thông tin về chính sách, luật pháp và những chương trình, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân. Sự thiếu thông tin, kiến thức này làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nói chung. Chính vì thế, truyền thông phải là kênh thông tin quan trọng góp phần để cộng đồng xã hội hiểu rõ hơn về NKT, hiểu rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng của họ – nguyện vọng được sống, được làm việc, được chia sẻ từ cộng đồng và từ các chính sách xã hội. Truyền thông phải xác định được trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy bình đẳng về cơ hội, tiếp cận dịch vụ và thông tin đối với NKT.
Đây cũng chính là cơ hội để nhà tuyển dụng và NKT tìm đến với nhau. Giải quyết được việc làm cho NKT thông qua truyền thông có một ý nghĩa xã hội rất lớn, đó là một phần rất quan trọng của chiến lược xóa đói giảm nghèo – một mục tiêu lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế đang cùng nỗ lực phấn đấu. Để giải quyết việc làm cho NKT không chỉ trông chờ vào các chính sách xã hội hay tình thương. Về phía NKT cũng phải tự trang bị cho mình những kiến
thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương được công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định được mình là những người “tàn mà không phế”.
Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật (NKT), hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 8 triệu NKT, chiếm khoảng 7,8% dân số. Mặc dù công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho NKT đã có nhiều chuyển biến, thế nhưng cả nước vẫn còn trên 1,2 triệu người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động chưa tham gia lao động và cần được hỗ trợ tạo việc làm. Thực hiện Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT trong những năm qua đã được đẩy mạnh. Nhiều mô hình đạt hiệu quả đã được thí điểm xây dựng và nhân rộng. Trong đó, mô hình doanh nghiệp tổ chức dạy nghề, thành lập cơ sở dạy nghề gắn với tạo việc làm đang được quan tâm bởi tính ưu việt và khả năng khắc phục các rào cản trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều đề án, chính sách về an sinh xã hội, tạo việc làm, dạy nghề cho NKT. Nhiều văn bản đã ban hành như Bộ luật Lao động, Luật người khuyết tật,..., đặc biệt ngày 20/6/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành theo Quyết định số 899/QĐ-TTg “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020”. Trong đó “Hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật” là một nội dung quan trọng trong Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc Chương trình này. Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, các hoạt động về hỗ trợ tìm việc làm cho NKT đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Nhà nước và cộng đồng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho NKT tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để học nghề, tìm việc làm (Ngân hàng Chính sách xã hội đã phân bổ nguồn vốn ưu đãi cho hàng nghìn dự án của NKT và cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT; Nhiều địa phương thành lập và bố trí kinh phí từ Quỹ việc làm cho NKT để hỗ trợ, tạo việc làm cho NKT); Số cơ sở dạy nghề
cho NKT đã tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hóa với sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoài ra, các hội, đoàn thể cũng tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho hàng nghìn NKT; Nhiều NKT tìm kiếm được việc làm, dần dần làm chủ cuộc sống, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, đặc biệt, nhiều NKT trở thành người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ khác tại địa phương.
Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II. Báo cáo này được soạn thảo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nghị quyết số 5/1 ngày 18/6/2007 và Quyết định số 17/119 ngày 19/6/2011 của Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam. Tại mục Người khuyết tật số thứ tự 66 ghi Việt Nam đã ký Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2008 và dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong năm 2014, cũng như đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thúc đẩy quyền của NKT. Trong lộ trình phê chuẩn Công ước về quyền của NKT, Việt Nam đã ban hành Luật người khuyết tật năm 2010 và xây dựng các văn bản thi hành. Trong giai đoạn 2010-2013, đã có 13 văn bản dưới Luật được ban hành có liên quan tới NKT trong các lĩnh vực truyền thông, thể thao, du lịch, tiếp cận an sinh xã hội và thúc đẩy thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ; Số 67 ghi chính sách chung của Nhà nước là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng về các quyền chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của họ để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. NKT được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật; Số 68 ghi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012
- 2020 nhằm đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, đồng thời thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về bảy lĩnh vực ưu tiên trong Thập kỷ thứ II Thiên niên kỷ Biwako về người khuyết tật khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đề án chia làm 2 giai đoạn với những chỉ tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của NKT trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, văn hóa, thể thao, pháp lý… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng triển khai một loạt các chính sách trợ giúp người khuyết tật như đề án trợ giúp phục hồi chức năng cho người tâm thần; tham gia và thực hiện các sáng kiến của quốc tế và khu vực; tăng cường sự tham gia của người khuyết tật và bảo vệ quyền của người khuyết tật; hỗ trợ thành lập các tổ chức tự lực của người khuyết tật; trợ giúp đào tạo nghề và tạo việc làm; cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các công trình văn hoá, công cộng và các dịch vụ xã hội cơ bản khác của NKT. Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với đề tài: “Vai trò của tổ chức người tàn tật trong việc xây dựng các chính sách, chương trình quốc gia về dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ”. Nghiên cứu này cũng nói đến việc xây dựng và thực hiện các chính sách cho NKT để họ được đáp ứng nhu cầu việc làm của mình, họ được tư vấn hỗ trợ dạy nghề, qua đây NKT biết được những nơi có thể nhận mình vào làm việc, để có thể có một công việc phù hợp với bản thân.
Nghiên cứu hòa nhập xã hội: “Giảm thiểu sự kì thị và phân biệt đối xử với NKT Việt Nam” - Viện nghiên cứu phát triển xã hội, Ban Tuyên Giáo Trung ương và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, 2010. Nghiên cứu này chỉ ra rằng có 14 khó khăn mà NKT đang gặp phải trong đó có khó khăn trong việc tiếp cận các công trình công cộng. Nghiên cứu khoa học: “Mặc cảm tự ti của NKT trong quá trình hòa nhập xã hội” - Đinh Thị Thủy, 2013. Nghiên cứu đánh giá những yếu tố tác động ảnh hưởng của mặc cảm tự ti đến cuộc sống của NKT VĐ và
làm rõ vai trò hoạt động hỗ trợ can thiệp của cán bộ địa phương đối với NKT VĐ có mặc cảm tự ti. Nghiên cứu khoa học: “Biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình công cộng phù hợp với người khuyết tật vận động dựa vào cộng đồng, nghiên cứu tại hai trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội” 2014. Công trình đẩy mạnh các hoạt động biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình công cộng phù hợp với người khuyết tật vận động dựa vào cộng đồng và được nghiên cứu tại trường học, đối tượng người khuyết tật chủ yếu là sinh viên, đề tài này có nhiều luận điểm phù hợp để áp dụng vào công trình nghiên cứu đi sau là hỗ trợ người khuyết tật vận động tiếp cận sử dụng các công trình công cộng cụ thể là cơ quan, công trình trụ sở làm việc, công trình cũng bổ sung và làm rõ sự hỗ trợ về biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình công cộng phù hợp với người khuyết tật vận động. Theo Dantri.com về chương trình người khuyết tật tiếp cận các công trình công cộng thì phần lớn các công trình đang xây dựng và sử dụng đều thiếu phương tiện và trang thiết bị cũng như các giải pháp thiết kế tiếp cận sử dụng đối với người khuyết tật, là rào cản hạn chế người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, phát huy năng lực, đóng góp cho xã hội. Hiện nay các công trình công cộng ở nước ta mới chỉ đáp ứng một phần nào các công cụ để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, nói chung người khuyết tật còn rất nhiều khó khăn rào cản để tiếp cận sử dụng các công trình công cộng một cách đầy đủ và đúng nghĩa hòa nhập xã hội. Hoạt động hỗ trợ trong công tác xã hội được ví là xương sống trong công tác xã hội đối với tất cả mọi hoạt động trợ giúp đối tượng, đối với đối tượng người khuyết tật vận động và sự hỗ trợ tiếp cận sử dụng các công trình công cộng liên quan lại ít được nghiên cứu và đề cập. Nghiên cứu xin được chỉ ra thực trạng các công trình công cộng UBND, TYT tại địa bàn đáp ứng việc sử dụng cho NKT VĐ như thế nào cũng như thực trạng và nhu cầu tiếp cận sử dụng của người khuyết tật vận động tại đây đối với các
hạng mục công trình công cộng này, các cơ quan tổ chức liên quan đến hỗ trợ vận động chính sách, hỗ trợ tư vấn pháp lý để người khuyết tật có cơ hội nói lên nguyện vọng sử dụng và được đáp ứng phù hợp với quyền lợi tiếp cận sử dụng ngang bằng với những người không khuyết tật. Đề tài cũng nghiên cứu cách hỗ trợ phù hợp, đánh giá thực tiễn tại địa vực nghiên cứu và các chính sách pháp luật liên quan đến người khuyết tật.
Tỉnh triển khai và giải quyết đầy đủ, kịp thời chế độ theo quy định của Trung ương, ngày 19/01/2017 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 236/QĐ- UBND về việc quy định mức trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, mức chi thù lao cho người trực tiếp chi trả chế độ và mức chi cho công tác quản lý thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nâng mức trợ cấp cho đối tượng cao hơn mức quy định của Trung ương (Mức chuẩn trợ cấp xã hội của tỉnh là 350.000 đồng/tháng, so với mức của Trung ương là 270.000 đồng/tháng). Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh thực hiện giải quyết trợ cấp xã hội hằng tháng theo Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ cho 11.153 đối tượng là NKT. Trong đó: Số NKT đặc biệt nặng là 2.729 người; số NKT nặng là 8.424 người.
Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch số 2370/KH-UBND ngày 17/5/2013 thực hiện Đề án trợ giúp NKT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2012 - 2020
Sở Lao động TB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 4121/QĐ-UBND ngày 03/11/2005 về việc thành lập Quỹ việc làm dành cho người tàn tật tỉnh Quảng Ninh
Sở Lao động TB&XH tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 về việc hỗ trợ chi phí phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng
lao động cho NKT hệ vận động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 04/8/2015 Phê duyệt danh mục 44 nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề và mức chi phí, mức hỗ trợ cho từng nghề hỗ trợ đào tạo cho người khuyết tật.
Thực hiện Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, ngày 17/4/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1139/QĐ-UBND phê duyệt danh mục 45 nghề, nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp và mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cho từng nghề, trong đó có quy định riêng mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ đào tạo nghề cho NKT.
3.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh