a) Đơn vị hành chính
Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai cũ. Ngày 10/10/2013, thành phố được công nhận là đô thị loại I. Ngày 17/12/2019, huyện Hoành Bồ được sáp nhập, Hạ Long trở thành thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam.
Hiện nay, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường: Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh, Đại Yên, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Trung, Hà Tu, Hoành Bồ, Hồng Gai, Hồng Hà, Hồng Hải, Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu, Việt Hưng, Yết Kiêu và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương,
Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai.
b) Dân số, kinh tế
Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, thành phố Hạ Long còn có 15 dân tộc khác gồm: Tày, Hoa, Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Mường, Thái, Nùng, Hán, Thổ, PaKo, Sán Chỉ, Thanh Y, Thái Thổ, H Mông với 830 nhân khẩu sống chủ yếu ở các phường Hà Phong, Đại Yên, Việt Hưng, Hà Khánh. Dân số toàn thành phố năm 2019 là 274.000-305.000 người.
Cơ cấu kinh tế của Thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2019, GDP của Thành phố đạt 22.000 tỷ đồng, chiếm 41% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp và xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ và du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 69,3% toàn tỉnh; Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm.
Theo quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế: Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng; Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong;
Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy; Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu; Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng.
Thành phố có 1.470 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai, B12 và 11 cảng nhỏ.
Khai thác than được xem một thế mạnh của Thành phố với nhiều mỏ lớn như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo. Lượng than khai thác mỗi năm ước đạt
trên 10 triệu tấn, gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1.200 MW. Hạ Long còn có nhiều mỏ đất sét rất tốt, với khoảng 6 nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao, cung cấp cho trong và ngoài tỉnh, có một phần xuất khẩu. Cảng quốc gia Cái Lân là cảng nước sâu của Thành phố; nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước như: Viglacera Hạ Long, Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Neptune, Cái Lân), Bột mì VIMA FLOUR (Hoa Ngọc Lan), Bia Hạ Long, Hải sản Hạ Long...
Ngư nghiệp là một thế mạnh với nhiều chủng loại hải sản, yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đã và đang đóng mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi. Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận tải. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 160 triệu USD.
Phần lớn nguồn thu ngân sách của thành phố Hạ Long là từ xuất và nhập khẩu. Bình quân giai đoạn 2016-2020, hơn 70% thu ngân sách từ thuế nhập và xuất khẩu. Bởi thế, nền kinh tế của Hạ Long phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô trong khu vực và toàn cầu. Thu nhập bình quân của lao động thành phố Hạ Long tăng mạnh (khoảng 21%/năm) trong giai đoạn 2016-2020, gấp 1,6 lần thu nhập trung bình ở các tỉnh miền Bắc.
Do kinh tế tăng trưởng nhanh, bình quân từ 13 đến 15%/năm nên "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" xác định thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Hạ Long (theo giá hiện hành) năm 2025 ước đạt 12.000 - 13.000 USD/năm.
Thành phố Hạ Long có nguồn nhân lực dồi dào, số người trong độ tuổi lao động của Thành phố khoảng 172.177 người (chiếm 63% dân số). Bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 5.000 người. Đây là nguồn nhân lực bổ sung cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Phần lớn lao động tham gia hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp; lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%, trong đó được đào tạo nghề là 37%. Đây chính là một lợi thế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
* Ảnh hưởng tích cực và không tích cực của điều kiện tự nhiên, KT-XH của thành phố Hạ Long tới việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT của Thành phố:
Theo tác giả, từ điều kiện tự nhiên, KT-XH của thành phố Hạ Long chủ yếu chỉ ảnh hưởng tích cực, bởi vì:
- Là thành phố năng động, là đầu tàu về phát triển kinh tế về công nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và đặc biệt là du lịch của tỉnh Quảng Ninh; do vậy, doanh nghiệp, tổ chức với nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có trình độ, sức khỏe khác nhau tham gia vào những quá trình này. NKT cũng được tham gia vào quá trình này.
- Thành phố là nơi tập trung đông dân cư; mặt khác, thành phố Hạ Long là thành phố biển nổi tiếng với vịnh Hạ Long - được xếp hạng 3 di sản của UNESSCO, thu hút dân các tỉnh thành, du khách nước ngoài về nghỉ dưỡng, ngắm cảnh; do vậy phát sinh nhu cầu lớn về dịch vụ như nhà hàng, ăn uống, vui chơi,… tạo điều kiện cho NKT có nhiều việc làm thích hợp.
- Cư dân thành phố có trình độ văn hóa khá cao, thuận lợi cho việc tuyên truyền chính sách và thực hiện có hiệu quả chúng, trong đó có chính sách việc làm.
2.1.3. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.1.3.1. Hoàn cảnh gia đình
Số liệu thống kê của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hạ Long, tính đến năm 2019 thành phố Hạ Long có 3.358 NKT, chiếm tỷ lệ 1,22% dân số. Số NKT trong độ tuổi còn khả năng lao động là 1.077 người, chiếm tỷ lệ 32,1% trên tổng số NKT.
Hầu hết hộ gia đình NKT có mức sống trung bình trở xuống (21,7% hộ nghèo, 31,1% hộ cận nghèo, 42,2 % hộ trung bình, 5% hộ khá giàu). Vì vậy, việc làm của NKT không những là nhu cầu của NKT mà còn là thu nhập và cuộc sống của họ và gia đình.
2.1.3.2. Tình trạng hôn nhân
Trong nghiên cứu này, độ tuổi NKT từ khoảng 30 đến 50 tuổi (37,5%). Đây là nhóm tuổi có sức khỏe lao động khá tốt cũng như có những kinh nghiệm và trải nghiệm trong công việc khi được tạo điều kiện hỗ trợ. Ngoài ra, một tỷ lệ không nhỏ có độ tuổi dưới 30 (18,7%) là độ tuổi đang ở thời điểm sung sức nhất để làm việc. Nếu được cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cần thiết thì đây cũng là một nguồn lực đáng kể đóng góp vào thị trường lao động.
Đơn vị tính: Người
Biểu đồ 2.1: Số lượng người khuyết tật theo độ tuổi
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hạ Long, 2019)
893 629 1,258 578 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400
Ngoài ra, tỷ lệ nam giới là NKT chiếm tỷ lệ cao hơn (57,7%), trong nghiên cứu này Hạ Long là một thành phố du lịch nên các loại hình công việc sẽ tập trung vào các ngành nghề dịch vụ hoặc các công việc kinh doanh nhỏ. Công việc này khá phù hợp với nữ giới, còn nam giới sẽ phù hợp với các loại hình công việc nghiêng về sức khỏe. Tuy nhiên, do đặc thù là NKT nên dường như những loại hình công việc này sẽ phù hợp với cả nam giới và nữ giới.
Đơn vị tính: Người
Biểu đồ 2.2: Số lượng người khuyết tật theo giới tính
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hạ Long, 2019) 2.1.3.3. Tình trạng học vấn, năng lực việc làm, sức khỏe
Kết quả khảo sát đa số là người khuyết tật vận động chiếm 35,6%; khuyết tật nghe, nói 7,5%; khuyết tật nhìn 5,4%.
Có 64,4% là người khuyết tật nặng và 30,2% là người khuyết tật rất nặng. Tỷ lệ này cũng là phù hợp với tỷ lệ chung về các dạng khuyết tật ở địa bàn nghiên cứu. Điều này rất quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ việc làm để có thể đưa ra những hỗ trợ phù hợp về các loại hình việc làm với các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của họ. Chẳng hạn như người khuyết tật vận động sẽ phù hợp với các công việc về công nghệ thông tin, thủ công mỹ nghệ, may mặc; người khiếm thị phù hợp với nghề xoa bóp, mát-xa.
1,936 1,422
NKT theo giới tính
Trình độ học vấn của nhóm NKT ở đây khá thấp, có đến 57,8% số NKT mới chỉ học hết tiểu học. Số NKT còn lại cũng chỉ mới hoàn thành bậc học phổ thông cơ sở (24,4%) và phổ thông trung học (17,8%). Đây là một trong những rào cản rất lớn để NKT có thể tham gia học nghề, xin việc làm.
Ngoài yếu tố trình độ học vấn thì trình độ chuyên môn tay nghề cũng quyết định rất lớn đến việc làm, đặc biệt là đối với NKT.
Đơn vị tính: Người
Biểu đồ 2.3: Số lượng người khuyết tật theo dạng tật
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hạ Long, 2019)
Biểu đồ 2.4: Trình độ chuyên môn người khuyết tật
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hạ Long, 2019)
1,195 251 182 1056 503 171 Vận động Nghe nói Nhìn Thần kinh Trí tuệ Khác 88.9% 7.2% 1.1%2.2% 0.6% Không có trình độ chuyên môn Trình độ sơ cấp Trình độ cao đẳng Trình độ trung cấp Trình độ đại học.
Kết quả khảo sát phỏng vấn cho thấy nhiều NKT có nhu cầu đi làm cũng như nằm trong độ tuổi lao động và vẫn còn khả năng làm việc. Trên thực tế, ngay cả đối với những người không khuyết tật thì tìm việc làm cũng khó khăn và một yếu tố quyết định đối với cơ hội làm việc chính là trình độ học vấn và trình độ tay nghề chuyên môn. Đây là một trong những khó khăn khá lớn khi hiện tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng đòi hỏi bằng cấp chuyên môn. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm của NKT là họ có “cơ chế bù trừ chức năng”, có nghĩa là NKT sẽ có những ưu điểm và khả năng riêng như họ rất cần cù, khéo tay. Do đó việc đào tạo chuyên môn sẽ giúp họ phát huy tốt năng lực và hạn chế những khiếm khuyết.
2.1.3.4. Tình trạng việc làm của người khuyết tật
* Đối với người khuyết tật không có việc làm
Số liệu tại biểu đồ 2.5 cho thấy: trong 65% NKT không có việc làm thì chỉ một số rất ít NKT (6,7%) thuộc hộ gia đình khá, giàu, có điều kiện về kinh tế nên không có nhu cầu việc làm. Phần lớn đều có nhu cầu việc làm nhưng một số lý do nào đó hiện tại chưa có việc làm. Trong đó 10% NKT là nội trợ gia đình, những trường hợp này khi khảo sát cả NKT và gia đình của họ đều nghĩ rằng NKT sẽ không xin được việc làm và chỉ có ở nhà nội trợ giúp việc gia đình là chính; 23% NKT cho rằng sức khỏe mình kém, hầu hết họ có tâm lý mặc cảm, tự ti rằng không thể xin việc làm và cũng không làm được công việc gì; có đến 6% NKT trả lời họ không đi làm là do không tìm được việc làm, trong một số trường hợp trước đây đã từng có việc làm.
Như vậy đa số NKT mong muốn có việc làm nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên họ vẫn chưa có được việc làm. Việc NKT có học vấn thấp và thiếu chuyên môn là những yếu tố chính cản trở việc họ có việc làm. Do đó rất cần thiết phải nâng cao trình độ và tay nghề chuyên môn cho NKT để họ có được việc làm. Một yếu tố cũng đáng được quan tâm là do người khuyết tật còn đang
Sức khỏe yếu 23% Không có nhu cầu làm việc 6% Nội trợ gia đình 10% Không tìm được việc làm 61% thiếu các thông tin về việc làm.
Như vậy các hoạt động truyền thông và tư vấn việc làm là rất quan trọng.
Biểu đồ 2.5: Thực trạng việc làm của người khuyết tật
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Biểu đồ 2.6: Kết quả phỏng vấn đối với NKT không có việc làm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
* Đối với người khuyết tật có việc làm
Đối với những NKT có chuyên môn thì việc làm của họ là: sửa chữa đồ Có việc làm 35% Không việc làm 65% 15.00 10.00 10.00 5.00 25.00 10.00 20.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 Thiếu thông tin
Bị phân biệt đối xử Thiếu kỹ năng Thiếu vốn Thiếu chuyên môn Thiếu phương tiện sản xuất Học vấn thấp
điện tử, máy vi tính, điện thoại; trang trí điện thoại, laptop; may mặc; sửa khóa; xoa bóp; nấu ăn; uốn tóc, làm đẹp; dạy nhạc, vẽ; thủ công mỹ nghệ. Những người khuyết tật không có chuyên môn thường là làm các công việc bán vé số, phụ bán hàng ăn, bán hàng tạp hóa, làm các công việc phụ với gia đình. Thu nhập từ việc làm của NKT thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội. Thu nhập của NKT còn khá thấp là do những yếu tố về đặc điểm riêng của họ. Trên thực tế NKT vẫn làm việc như những người bình thường khác nên họ xứng đáng được trả công hợp lý hơn để đảm bảo cuộc sống cũng như duy trì công việc này. Hầu hết, NKT có được việc làm là do bản thân họ tự nỗ lực là chính. Điều này, thể hiện qua kết quả khảo sát trong NKT có việc việc làm.
Biểu đồ 2.7: Kết quả phỏng vấn đối với NKT có việc làm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Như vậy, có thể thấy vai trò của chính quyền TP Hạ Long trong thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT còn mờ nhạt; chủ động cung cấp dịch vụ cho NKT còn rất hạn chế trong việc hỗ trợ người khuyết tật có được việc làm (với kết quả NKT tự tạo việc làm: 36,36%, tự xin việc: 36,36%, do bạn bè, người thân giới thiệu: 18, 18% và chỉ có 9,09% NKT có việc làm là nhờ Trung tâm DVVL và nhân viên CTXH.
36.36% 36.36% 18.18% 9.09% Tự tạo việc làm tự xin việc làm
do bạn bè hoặc người thân giới thiệu nhờ Trung tâm DVVL và nhân viên CTXH
2.2. Kết quả triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khuyết tật tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Tư vấn việc làm
Tư vấn việc làm là hoạt động rất cần thiết để hỗ trợ cho NKT nâng cao khả năng tiếp cận với việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ NKT nhận được dịch vụ tư vấn còn thấp. Việc hỗ trợ tư vấn việc làm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu này của NKT được xét từ nhiều khía cạnh như hoạt động của trung tâm còn hạn chế, hình thức tổ chức tư vấn chưa phong phú, kể cả chính bản thân NKT còn chưa muốn tiếp cận dịch vụ này.