Mở rộng phạm vi, đối tượng và chức danh lãnh đạo, quản lý dự kiến th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 110 - 112)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản

3.2.4. Mở rộng phạm vi, đối tượng và chức danh lãnh đạo, quản lý dự kiến th

kiến thi tuyển

Mở rộng phạm vi thi tuyển: Hiện nay, các Quyết định của tỉnh mới

chỉ khoanh vùng thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý trong những đơn vị sự nghiệp nhất định. Đối với các đơn vị tự chủ chi thƣờng xuyên của Sở Y tế thì chƣa quy định tổ chức thi tuyển. Hơn nữa, nội dung thi tuyển chủ yếu xoay quanh thực tế của chức danh cần tuyển và đơn vị tổ chức thi tuyển, cho nên một cách tự nhiên sẽ hạn chế khả năng tham gia dự tuyển của những cá nhân ngoài đơn vị. Do đó, việc mở rộng phạm vi thi tuyển sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho Sở Y tế thu hút đƣợc cá nhân thích hợp cũng nhƣ cho cá nhân có cơ hội đƣợc thử sức ở những vị trí mà mình mong muốn. Càng có nhiều ngƣời tham gia dự tuyển thì càng có cơ hội tìm kiếm đƣợc ngƣời tài cho đơn vị. Và để thu hút, khuyến khích công chức, viên chức tham gia, Sở Y tế cũng cần hỗ trợ về mặt thời gian, kinh phí cũng nhƣ phƣơng tiện vật chất cần thiết, tạo điều kiện cho ngƣời tham gia dự tuyển có điều kiện nghiên cứu và hoàn chỉnh Đề án, Chƣơng trình hành động của mình đạt chất lƣợng cao.

Mở rộng đối tượng:

Đối tƣợng tham gia thi tuyển hiện nay là đối tƣợng công chức, viên chức nhà nƣớc trong tỉnh, bao gồm: công chức, viên chức trong quy hoạch và ngoài quy hoạch, đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có đủ điều kiện đều đƣợc tham gia đăng ký thi tuyển. Quy định nhƣ vậy khá bó hẹp đối tƣợng tham gia dự tuyển. Vì vậy, ngoài những đối tƣợng trên cần quy định thêm việc những ngƣời nằm trong quy hoạch chức danh dự kiến thi tuyển của cơ quan, đơn vị phải đăng ký tham gia thi tuyển (Trƣớc đây, đối tƣợng này có thể đăng ký hoặc không đăng ký tham gia dự tuyển). Trƣờng hợp không đăng ký tham gia dự tuyển mà không có lý do chính đáng (ốm đau, nghỉ thai sản…)

thì hàng năm, khi rà soát lại danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ đƣa ra khỏi quy hoạch chức danh đó. Đây là một hình thức để rèn luyện, thử thách đối với những ngƣời đƣợc quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý, đồng thời là cách khắc phục tình trạng tuyển chọn chức danh chỉ có một đối tƣợng đăng ký tham gia (đảm bảo mỗi chức danh tuyển chọn đều có ít nhất từ 02 đối tƣợng đăng ký tham gia).

Đối với ĐVSNYT công lập, tùy từng vị trí nên quy định mở: cả đối tƣợng không là công chức, viên chức nhà nƣớc (phải là công dân Việt Nam) đặc biệt đối với đơn vị đã giao tự chủ hoàn toàn, để thu hút nguồn nhân tài từ khu vực tƣ nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ công. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc hoàn thiện sự kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế trong ĐVSN công lập là xu thế xã hội hóa các dịch vụ công. Do đó, việc mở rộng đối tƣợng tham gia dự tuyển cạnh tranh vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN y tế là điều tất yếu để thu hút ngƣời tài tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ y tế cho xã hội. Mặt khác, hệ thống vị trí việc làm của các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế của tỉnh cũng đƣợc xây dựng và hoàn chỉnh. Các tiêu chí để lựa chọn, đánh giá cán bộ dựa trên kết quả đầu ra của công việc từng bƣớc đƣợc xác định cụ thể. Vì vậy, việc lựa chọn ngƣời từ khu vực tƣ nhân trong và ngoài tỉnh vào các vị trí ngƣời đứng đầu, quản lý và điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập Y tế trên địa bàn tỉnh là hoàn toàn có thể và bảo đảm đƣợc hiệu quả.

Mở rộng chức danh:

Theo Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND sửa đổi một số quy định tại Quyết định số 99/2012/QĐ-UBND phạm vi áp dụng quy định là các ĐVSN công lập trên địa bàn tỉnh (trừ một số đơn vị có quy mô nhỏ, biên chế và lao động hợp đồng có đóng BHXH dƣới 20 ngƣời và một số đơn vị theo quy định);

theo đó số lƣợng các chức danh dự kiến tuyển chọn trong ngành y tế của tỉnh Bắc Giang còn quá ít so với tổng số chức danh bổ nhiệm thông qua phƣơng thức truyền thống và cũng chƣa thực sự cởi mở đối với các chức danh chủ chốt. Các chức danh mà Sở Y tế Bắc Giang tham mƣu đƣa ra tổ chức tuyển chọn cạnh tranh hiện nay đa số là ở các vị trí cấp phó đơn vị và ở cấp huyện. Đến năm 2018, mới có sự chuyển biến hơn về vị trí tuyển chọn, mở rộng đến cấp trƣởng đơn vị. Từ kết quả đạt đƣợc đáng phấn khởi trong khối ĐVSN y tế trực thuộc, cần tiếp tục đẩy mạnh thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý sang khối quản lý nhà nƣớc, mở rộng tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở (Giám đốc, Phó Giám đốc Sở) để có thể tạo ra đƣợc bƣớc chuyển biến đột phá trong công tác cán bộ của tỉnh nói chung và ngành y tế nói riêng.

Sở dĩ Sở Y tế thực hiện thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý còn rụt rè, thiếu quyết liệt, đôi khi giới hạn ở nguồn tuyển chọn và lại khó thực hiện thi tuyển trong các cơ quan, đơn vị tuyến tỉnh, các chức danh chủ chốt, thiết nghĩ vẫn còn tƣ duy bảo thủ, cầu toàn, muốn ổn định, không muốn đổi mới, không muốn cải cách mà thực chất trong đó còn lý do bảo vệ lợi ích cá nhân, giữ quyền định đoạt… suy cho cùng cũng chỉ là phục vụ cho mục đích cá nhân. Mở rộng chức danh dự tuyển sẽ giúp mở rộng dân chủ, từ đó thu hút những cá nhân có nhiệt tâm và ý tƣởng sáng tạo cũng nhƣ năng lực tốt đáp ứng nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)