3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản
3.2.1. Đảm bảo các nguyên tắc trong thi tuyển cạnh tranh
Điều đầu tiên đảm bảo cho phƣơng thức thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý thu hút đƣợc những cá nhân có tài năng tham gia vào dự
tuyển thì nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trong tuyển chọn cần đƣợc tôn trọng tuyệt đối và đảm bảo thực hiện nghiêm túc. Hội đồng tuyển chọn có vai trò rất quan trọng, chọn lựa đƣợc ngƣời tài thực sự hay không cũng còn phụ thuộc vào sự công tâm, khách quan của từng thành viên Hội đồng. Vì vậy, nâng cao tính nghiêm túc, trách nhiệm, khoa học, minh bạch của Hội đồng tuyển chọn là rất cần thiết.
Trong quá trình thực hiện thi tuyển, cần làm tốt việc công khai Kế hoạch tuyển chọn (trong đó nêu rõ số lƣợng, vị trí, chức danh tuyển chọn; điều kiện tiêu chuẩn tuyển chọn…) trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài, website…) để cán bộ công chức, viên chức, ngƣời dân đƣợc tiếp cận. Đặc biệt, sau khi thẩm định hồ sơ của ứng viên, danh sách ứng viên có đủ điều kiện tham gia dự tuyển phải đƣợc công khai trên cổng thông tin điện tử, trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm và cơ quan có nhu cầu tuyển chọn từ 10-15 ngày để mọi ngƣời đƣợc biết.
Ngoài ra, để đạt đƣợc hiệu quả cao mỗi chức danh cần có nhiều ngƣời tham gia đăng ký dự tuyển cạnh tranh, sàng lọc tìm ra ngƣời tốt nhất để tiến hành các thủ tục bổ nhiệm, do vậy cần có những quy định ràng buộc cũng nhƣ chính sách động viên, khuyến khích thu hút nhiều đối tƣợng tham gia. Đối với thi tuyển chức danh cấp trƣởng thì cấp phó trong đơn vị đó còn trong độ tuổi bổ nhiệm phải đăng ký dự tuyển. Đối với các trƣờng hợp trong diện quy hoạch kế cận, dự nguồn của cơ quan đơn vị có chức danh cần tuyển thì việc đăng ký dự tuyển còn là cơ hội để xác định hƣớng phấn đấu của cá nhân. Tại các đơn vị khác, thông qua cấp ủy vận động cán bộ, công chức, viên chức đăng ký dự tuyển nếu chức danh tuyển chọn là phù hợp. Với bản thân công chức, viên chức đăng ký dự tuyển thì đề án nghiên cứu để dự tuyển cũng đƣợc xem nhƣ là sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến, đổi mới của mỗi công chức, viên chức nhằm đánh giá, bình xét động viên, thi đua khen thƣởng. Nhƣ vậy, thi
tuyển cũng đƣợc xem là một đợt sát hạch và trình bày những khả năng của mình, qua đó sẽ có nhiều cơ hội để lãnh đạo đánh giá đúng năng lực và tiềm năng phát triển của ứng viên.
Cần bổ sung, làm rõ và tuân thủ tuyết đối trong quy định trong thi tuyển cạnh tranh: Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công bằng, công khai, khách quan, minh bạch và có cạnh tranh trong tuyển chọn (ít nhất có 02 ngƣời đủ điều kiện tham gia dự tuyển cho 01 chức danh). Trƣờng hợp chỉ có 01 ngƣời tham gia dự tuyển thì không tổ chức tuyển chọn; ngƣời có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh thi tuyển xem xét điều động, luân chuyển ngƣời giữ chức vụ tƣơng đƣơng từ nơi khác đến.