Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 108 - 110)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản

3.2.3. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi tuyển

tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý

Trên thực tế, tại Sở Y tế đã triển khai thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý các ĐVSN hiện nay vẫn đang sử dụng những cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác tổ chức thi tuyển, có cả thành phần cán bộ trƣng tập. Điều này có ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả của thi tuyển. Khi đã áp dụng ra diện rộng về lâu dài, cần chuyên nghiệp hóa cán bộ, công chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thi tuyển là cần thiết để đảm bảo sự thành công của việc triển khai phƣơng thức này trong thực tiễn. Do vậy, cán bộ, công chức tổ chức thực hiện thi tuyển cần phải đƣợc chuyên nghiệp hóa trên hai mặt chính sau đây:

Thứ nhất, về quan điểm, nhận thức: Quán triệt về nhận thức đối với

cán bộ, công chức làm công tác tổ chức thi tuyển cạnh tranh vì đó là những ngƣời quyết định đến thành công bƣớc đầu của thi tuyển cạnh tranh. Đội ngũ làm công tác tổ chức kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý phải có quan điểm, chính kiến rõ ràng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, đứng vững trƣớc những cám dỗ, bảo vệ cán bộ tốt; dám nghĩ, dám làm,

dám chịu trách nhiệm và mạnh dạn đổi mới, không trì trệ, bảo thủ. Trong thi tuyển phải trung thực, khách quan, công tâm, công khai, công bằng, dân chủ, không phân biệt thân sơ, sang hèn, không địa phƣơng cục bộ, không giấu giếm, bao che khuyết điểm; không xen tình cảm riêng tƣ, động cơ cá nhân “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, loại bỏ nếp nghĩ tiêu cực đã ăn sâu vào nhận thức của nhiều cán bộ, công chức nhƣ “sống lâu lên lão làng”, “mƣời năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu”, “chƣa thi đã biết ngƣời đỗ”. Nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ thực hiện thi tuyển đồng thời xử lý nghiêm các hành vi gian lận, tiêu cực và làm rõ trách nhiệm ngƣời vi phạm. Nhƣ vậy, để thu hút đƣợc nhân tài thực sự thì cấp thiết phải thổi một luồng gió mới vào tƣ duy tìm ngƣời và dụng ngƣời các cấp lãnh đạo Sở mà trƣớc hết là cá nhân thực hiện thi tuyển.

Thứ hai, về chuyên môn, nghiệp vụ: Cần tập huấn kỹ năng, bồi dƣỡng

nghiệp vụ về tổ chức triển khai công tác thi tuyển rành mạch, thông suốt; chuyên nghiệp hóa, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để để hoàn thành tốt nhiệm vụ thi tuyển đối tƣợng đặc biệt là lãnh đạo, quản lý. Nâng cao kỹ năng liên quan đến quy trình thi tuyển. Ví dụ, kỹ năng phân tích công việc, lập kế hoạch, kỹ năng thông báo tuyển dụng, đào sâu về quy trình thi tuyển. Có thể cử cán bộ đi học các lớp tập huấn nghiệp vụ nhân sự tại các trung tâm hay các chƣơng trình đào tạo tại Học viện hành chính…

Hiện nay, công tác tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cho các đơn vị Sở Y tế là Sở Nội vụ. Tuy nhiên về thẩm quyền, Sở Nội vụ chủ yếu là tham mƣu công tác nội vụ, chƣa đủ vị thế để tác động mạnh mẽ trong triển khai thực hiện đến các đơn vị ngang cấp khác. Lâu dài, cần thiết thành lập bộ phận chuyên trách hoặc bán chuyên trách tƣơng đối độc lập có chức năng tƣ vấn, tham mƣu công tác tổ chức và trực tiếp triển khai phƣơng thức thi tuyển đảm bảo khách quan và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)