Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 97 - 101)

2.3. Đánh giá kết quả thi tuyển cạnh tranh lãnh đạo, quản lý ĐVSN thuộc Sở Y

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Sở dĩ có những hạn chế trên là do một số nguyên nhân chủ yếu:

Một là: Các đề án, kế hoạch đều thể hiện quyết tâm cao của các cấp

lãnh đạo trong triển khai thực hiện, nhƣng sự thận trọng và tƣ duy không dứt khoát, không thống nhất của đơn vị tổ chức thi tuyển cộng với rào cản tâm lý của ngƣời dự tuyển khiến việc triển khai kém hiệu quả, kết quả hoạt động của

ngƣời trúng tuyển cũng chƣa đƣợc kiểm chứng rõ ràng. Ở một số chức danh có sự cạnh tranh cao, bên cạnh đó một số chức danh gần nhƣ không có sự cạnh tranh và số lƣợng ứng viên tham gia còn hạn chế.

Hai là: Phạm vi, đối tƣợng dự tuyển còn hạn chế. Phạm vi thi tuyển

giới hạn ở những ĐVSNYT công lập không quá phức tạp về mặt chuyên môn, chƣa tuyển chọn cho tất cả các ĐVSN, đặc biệt đối với các đơn vị sự nghiệp y tế đã tự chủ chi thƣờng xuyên. Đối tƣợng đăng ký dự tuyển theo quy định phải đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh… Điều này sẽ hạn chế khả năng thu hút những cá nhân có nhiệt tâm, có năng lực ngoài đơn vị có chức danh thi tuyển nhất là những cá nhân ngoài ngành, ngoài tỉnh. Mặc dù tỉnh đã quy định nhiều nguồn thi tuyển tuy nhiên trên thực tế đối tƣợng đăng ký chủ yếu vẫn là cá nhân đang công tác trong khu vực công.

Ba là: Việc triển khai thực hiện tuyển chọn các chức danh lãnh đạo,

quản lý trong ĐVSNYT của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do việc tuyển chọn chƣa đƣợc thể chế hóa, một số điểm yếu bộc lộ trong quá trình tuyển chọn thí điểm ở các đơn vị thuộc Sở Y tế nhƣ: Đề án mới chỉ dừng lại ở việc ƣu tiên cho kinh nghiệm, bằng cấp, thành tích công tác… mà chƣa thực sự có “điểm cộng” nào cho “phẩm chất lãnh đạo” của các ứng viên. Phần thi thuyết trình của thí sinh rất tốt nhƣng lại khó vận dụng vào thực tế vì điều kiện của đơn vị chƣa đƣợc đảm bảo, nhiều đơn vị chƣa mạnh dạn đổi mới theo nội dung của Chƣơng trình hành động đã đƣợc bảo vệ… Hơn nữa, việc tuyển chọn hầu nhƣ chƣa thu hút đƣợc chính cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tham gia do còn có tâm lý e ngại trƣớc đồng nghiệp. Vì vậy, dù đƣợc triển khai thí điểm trong các ĐVSN từ năm 2009 nhƣng đến nay công tác tuyển chọn lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNYT của tỉnh vẫn chƣa thực sự đƣợc rộng rãi.

Bốn là, những quy định về thực hiện tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý

điều kiện thực tế của đơn vị thuộc Sở Y tế nên việc tổ chức triển khai thực hiện đôi lúc còn lúng túng, vẫn thực hiện theo phƣơng châm “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”. Việc quy định đối tƣợng dự tuyển ĐVSN thuộc Sở Y tế vẫn còn hạn chế, chức danh dự tuyển cũng chƣa thực sự mở rộng và nội dung tuyển cũng làm giảm khả năng tham gia của các đối tƣợng ngoài cơ quan, đơn vị có chức danh tuyển và ngƣời ngoài khu vực nhà nƣớc càng khó có cơ hội cạnh tranh.

Năm là, do công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quy định về tuyển

chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của thủ trƣởng các địa phƣơng, đơn vị chƣa thực sự sâu rộng nên một bộ phận cán bộ công chức, viên chức nhận thức về công tác tuyển chọn còn hạn chế, dẫn đến tƣ tƣởng cục bộ trong quá trình đánh giá ứng viên dự tuyển; số ứng viên đăng ký tham gia thi tuyển không có số dƣ, điều này ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng và làm giảm tính cạnh tranh trong công tác tuyển chọn. Mặt khác, một số cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực, đáp ứng điều kiện dự tuyển nhƣng do tâm lý e dè, tự ti, chƣa mạnh dạn đăng ký. Hơn nữa, sự hạn chế này cũng còn bởi trở lực tâm lý của công chức, viên chức, họ “sợ cấp ủy, không muốn làm trái lòng cấp ủy”.

Từ kết quả thực hiện công tác bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các ĐVSN thuộc Sở Y tế của tỉnh theo hình thức thi tuyển cho thấy Sở Y tế là Sở tiên phong đóng góp vào công cuộc tuyển chọn lãnh đạo quản lý các ĐVSN của tỉnh, khẳng định Sở Y tế nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung là đơn vị đi đầu trong cả nƣớc đổi mới, sáng tạo trong công tác bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đƣợc các cấp, các ngành, các địa phƣơng và đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh đồng tình ủng hộ và đƣợc nhiều tỉnh đến trao đổi học tập kinh nghiệm để về áp dụng thực hiện. Góp phần vào tạo lập niềm tin cho nhân dân và ngƣời bệnh vào đội ngũ lãnh đạo ngành Y có tâm, có tâm, có tài.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chƣơng 2 của Luận văn đã nêu rõ quy trình quy hoạch và bổ nhiệm hiện nay đối với lãnh đạo, quản lý ĐVSN thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang; phân tích thực trạng việc tổ chức thực hiện các Kế hoạch tuyển chọn các đối tƣợng này của Sở Y tế theo 04 quy định của UBND tỉnh; đồng thời đƣa ra kết quả cụ thể của từng năm triển khai thực hiện quyết định tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế của tỉnh. Qua đó, đánh giá ƣu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức thực hiện tuyển chọn thực tế của Sở Y tế.

Nhƣ vậy việc thực hiện tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý ĐVSN thuộc Sở Y tế Bắc Giang đến nay đã trải qua 04 giai đoạn tƣơng ứng với 04 quy định (Đề án) của tỉnh. Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả đƣợc lãnh đạo tỉnh ghi nhận; đƣợc công chức, viên chức và ngƣời dân đồng tình, ủng hộ và tạo bƣớc đột phá trong công tác cán bộ của Sở và của tỉnh song những quy định này vẫn ở dạng thức vừa làm vừa nghiên cứu. Một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay đối với Sở Y tế; đòi hỏi tỉnh trong quá trình thực hiện phải có sự đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để sửa đổi, hoàn thiện quy định, góp phần nâng cao chất lƣợng tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI TUYỂN CẠNH TRANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH BẮC GIANG

Trong những năm qua, Bắc Giang là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nƣớc thực hiện đổi mới công tác bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý các ĐVSN bằng hình thức thi tuyển cạnh tranh. Đến nay, hoạt động này đã đi vào nền nếp và đạt đƣợc nhiều kết quả, từng bƣớc khắc phục tình trạng khép kín, có sự cạnh tranh công khai, minh bạch. Tuy nhiên, công tác này hiện còn bộc lộ một số khó khăn, bất cập cần khắc phục. Căn cứ vào sự phân tích tình hình tổ chức thực hiện và rút kinh nghiệm từ những hạn chế trong thực tiễn quá trình tuyển chọn của Sở Y tế, tác giả đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)