Đổi mới cách thức tổ chức, nội dung thi tuyển và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 112 - 118)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản

3.2.5. Đổi mới cách thức tổ chức, nội dung thi tuyển và phương pháp đánh giá

đánh giá chấm điểm, xác định người trúng tuyển trong thi tuyển

3.2.5.1. Đổi mới cách thức tổ chức, nội dung thi tuyển

Thực hiện thi tuyển cạnh tranh thông qua nhiều hình thức kết hợp để có thể kiểm tra về năng lực hành chính, kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành của thí sinh, từ đó mà đánh giá tổng hợp và lựa chọn đƣợc thí sinh xuất sắc trên tất cả các mặt. Từ đó, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cần nghiên cứu, tham mƣu UBND tỉnh Bắc Giang để tổ chức áp dụng tuyển chọn nhân tài thông qua

nhiều hình thức khác nhau của thi tuyển có thể bằng thi viết hoặc trắc nghiệm, đồng thời tổ chức thi cả kỹ năng thực hành để có cơ sở đánh giá ứng viên toàn diện trên tất cả các mặt. Vƣợt qua hai hình thức thi này thì mới đủ điều kiện để xây dựng và bảo vệ Chƣơng trình hành động xây dựng và phát triển đơn vị. Theo quy định hiện nay của tỉnh Bắc Giang, sau khi ứng viên dự tuyển nộp hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và thông báo thí sinh có đủ điều kiện tham gia dự tuyển. Trên cơ sở đó, thí sinh có đủ điều kiện đƣợc tạo điều kiện tiếp cận tài liệu, đơn vị đăng ký tuyển chọn để viết Chƣơng trình hành động; sau đó trình bày Chƣơng trình hành động trƣớc Hội nghị tuyển chọn.

Cách làm này khá phù hợp với đối tƣợng đăng ký dự tuyển theo quy định trƣớc đây (chỉ bao gồm cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong ĐVSN trong tỉnh). Tuy nhiên, khi mở rộng đối tƣợng dự tuyển (những ngƣời là công dân Việt Nam không nằm trong biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nƣớc) cần đổi mới cách thức tổ chức thi tuyển hiện nay.

Bổ sung một khâu kiểm tra, đánh giá ngƣời dự tuyển trƣớc khi trình bày Chƣơng trình hành động đó là: Ngƣời dự tuyển phải trải qua 02 vòng thi, vòng 1 là thí sinh làm một bài thi viết nhằm đánh giá về trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, bài thi viết chỉ đƣợc coi nhƣ một điều kiện, nếu đạt từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100 thì đƣợc tiếp tục tham gia vòng 2 là trình bày Chƣơng trình hành động của mình nếu đƣợc bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.

Đối với phần thi viết: Ứng viên dự tuyển thi viết bài với thời gian là 180 phút; Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn quyết định chọn đề thi viết trong ngân hàng đề thi do Ban ra đề thi chuẩn bị, bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật trong suốt quá trình xây dựng ngân hàng đề thi đến khi chọn đề thi viết.

- Kiến thức chung về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; về chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của vị trí dự tuyển.

- Trình bày vị trí, vai trò của đơn vị mà ứng viên dự tuyển.

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, và giải pháp để củng cố và phát triển đơn vị dự tuyển.

- Dự báo xu thế phát triển đơn vị ở địa phƣơng.

- Trình bày các chức năng, nhiệm vụ của chức danh dự tuyển…

 Thi thực hành: Ứng dụng tin học trình độ A và ứng dụng tin học trong tác nghiệp, khai thác các phần mềm chuyên ngành; thực hành hoặc giới thiệu tính năng, kỹ thuật thiết bị chuyên ngành (nếu có).

Phần thi Tiêu chí đánh giá

Hình thức đánh giá Số điểm tối đa Thi lý thuyết

Đánh giá kiến thức tổng quát về quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc chuyên ngành.

Qua bài

thi viết 30 Đánh giá kiến thức khoa học, kỹ thuật

chuyên ngành. Bài thi 30

Đánh giá kỹ năng hành chính và kiến thức quản lý điều hành tổ chức, hoạt động của cơ

quan, đơn vị. Bài thi

40

Thực hành tin

học

Mức độ ứng dụng tin học trình độ A và ứng dụng tin học trong tác nghiệp, khai thác các phần mềm chuyên ngành. Bài thực hành trên máy tính 30 Tổng 100

Từ các tiêu chí đánh giá trên, Hội đồng tuyển chọn tiến hành cho điểm theo nguyên tắc:

- Không có tiêu chí nào về thi lý thuyết, thực hành dƣới 50% số điểm tối đa các phần thi. Kết quả bài thi viết là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Ngƣời dự thi phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới đƣợc tham gia phần thi trình bày Đề án, chƣơng trình hành động. Trƣờng hợp ngƣời dự thi có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên, nhƣng có 02 thành viên Hội đồng thi tuyển chấm điểm bài thi viết dƣới 50 điểm thì Thƣ ký Hội đồng thi tuyển phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, quyết định việc chấm lại đối với bài thi này.

3.2.5.2. Đổi mới phương pháp đánh giá, chấm điểm và xác định người trúng tuyển trong thi tuyển

Đối với phần thi trình bày Chƣơng trình hành động của ứng viên trƣớc Hội nghị tuyển chọn góp phần đảm bảo cho việc lấy phiếu đánh giá đƣợc khách quan, công tâm và có chất lƣợng vì khi đó, cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức có thêm cơ hội và điều kiện hiểu rõ hơn về trình độ, năng lực, phẩm chất và kỳ vọng về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời dự tuyển nếu đƣợc bổ nhiệm.

Ngƣời dự tuyển sau khi đạt bài thi viết (từ 50 điểm trở lên) sẽ phải trình bày Chƣơng trình hành động của mình phù hợp với chức danh dự tuyển.

- Nội dung Chƣơng trình hành động gồm: đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị có nhu cầu tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân; dự báo xu hƣớng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn nếu đƣợc bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn; đánh giá kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải

quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo; trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những ngƣời tham dự.

- Thành phần những ngƣời tham dự phần trình bày Chƣơng trình hành động của ngƣời dự tuyển, gồm:

+ Toàn bộ Hội đồng thi tuyển.

+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đại diện của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan có nhu cầu tuyển chọn và cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển chọn đƣợc quyền đăng ký tham dự và chất vấn ngƣời dự tuyển.

Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành và quyết định việc ngƣời dự tuyển phải trả lời câu hỏi chất vấn của những ngƣời tham dự, bảo đảm đúng vị trí tuyển chọn và thời gian trả lời chất vấn của ngƣời dự tuyển.

- Thời gian trình bày Chƣơng trình hành động tối đa 30 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Chƣơng trình hành động từ 60 phút đến 90 phút; thời gian trả lời mỗi câu hỏi chất vấn không quá 5 phút.

- Sau khi thuyết trình xong Chƣơng trình hành động ứng viên trả lời những câu hỏi, giải quyết tình huống mà tập thể Hội nghị và Hội đồng tuyển chọn đặt ra. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Chƣơng trình hành động từ 60 phút đến 90 phút; thời gian trả lời mỗi câu hỏi chất vấn không quá 5 phút.

Theo quy định hiện nay của tỉnh, Chƣơng trình hành động và phát triển đơn vị của ứng viên phải đƣợc từ 50% số phiếu đánh giá đạt yêu cầu của tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển chọn thì mới tiếp tục đƣợc Hội đồng tuyển chọn xem xét bỏ phiếu. Tuy nhiên, cách làm này khiến việc cục bộ trong đánh giá tồn tại ở một số đơn vị, nhất là trong việc đánh giá ứng viên từ nơi khác đến (ủng hộ nguồn tại chỗ còn những ngƣời nơi khác đến thì không bỏ phiếu). Dẫn đến thiếu công bằng, khách

quan trong lựa chọn ứng viên. Đồng thời không thể hiện rõ vai trò tham mƣu của Hội đồng tuyển chọn và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

Đối với việc lấy phiếu đánh giá của tập thể cán bộ công chức, viên chức tại đơn vị có nhu cầu tuyển chọn là cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, đây chỉ nên là một kênh tham khảo để ngƣời có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định bổ nhiệm ứng viên. Trƣờng hợp ứng viên đƣợc Hội đồng đánh giá tốt (đứng đầu) nhƣng phiếu đánh giá của tập thể cán bộ, công chức, viên chức đơn vị tuyển chọn dƣới 50%, ngƣời có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

Do vậy, cần đổi mới cách đánh giá, chấm điểm theo từng đối tƣợng dự tuyển cho phù hợp theo hƣớng sau:

+ Đối với cuộc thi tuyển có tất cả các ứng viên đều là nguồn tại chỗ: Điểm của các ứng viên đƣợc tính nhƣ sau: tổng số điểm 100 điểm, trong đó 50 điểm là điểm trung bình cộng của tập thể viên chức, ngƣời lao động có mặt tại hội nghị tuyển chọn (theo mẫu tại Phụ lục 1); 50 điểm là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng tuyển chọn (theo mẫu tại Phụ lục 2).

+ Đối với cuộc thi tuyển có cả ứng viên là nguồn tại chỗ và nguồn từ nơi khác đến hoặc tất cả ứng viên là nguồn từ nơi khác đến: Điểm của các ứng viên đƣợc tính nhƣ sau: tổng số điểm 100 điểm, trong đó 30 điểm là điểm trung bình cộng của tập thể viên chức, ngƣời lao động có mặt tại hội nghị thi tuyển (theo mẫu tại Phụ lục 3); 70 điểm là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển (theo mẫu tại Phụ lục 4).

Thành viên Hội đồng thi tuyển vắng mặt tại Hội nghị thi tuyển không đƣợc chấm và tính điểm.

+ Ngƣời trúng tuyển là ngƣời đạt tổng số điểm từ 50 điểm trở lên và có tổng số điểm cao nhất từ trên xuống (gồm điểm trung bình cộng của tập thể viên chức, ngƣời lao động, điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển và điểm thƣởng nếu có).

+ Bổ sung các trƣờng hợp đƣợc ƣu tiên khi ứng viên có tổng điểm bằng nhau, ƣu tiên theo thứ tự: ngƣời có trình độ đào tạo cao hơn, ngƣời dự tuyển là nữ, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời có thâm niên công tác lâu hơn, việc thuyết trình, bảo vệ chƣơng trình hành động của ứng viên thông qua Slide cũng là một kênh tham khảo để ƣu tiên trúng tuyển. Đối với các ứng viên có điểm Hội đồng đánh giá bằng nhau thì ƣu tiên ứng viên có phiếu đánh giá của tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)