Kiện toàn Hội đồng tuyển chọn và nâng chất lượng hội nghị tuyển chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 118 - 140)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản

3.2.6. Kiện toàn Hội đồng tuyển chọn và nâng chất lượng hội nghị tuyển chọn

định đƣợc ngƣời trúng tuyển theo thứ tự ƣu tiên trên thì ngƣời có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.

Quy định thêm điểm thưởng

Quy định ứng viên tham gia dự tuyển đứng thứ 2 có tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên, đƣợc cộng 10 điểm thƣởng vào tổng số điểm cho lần dự tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý liền kề.

3.2.6. Kiện toàn Hội đồng tuyển chọn và nâng chất lượng hội nghị tuyển chọn tuyển chọn

Hiện nay, Quyết định 02/2018/QĐ-UBND hiện hành của tỉnh quy định thành lập một Hội đồng tuyển chọn chung, cố định để tuyển chọn các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc thẩm quyền bổ nhiệm. Đây là một quy định cứng, thiếu linh hoạt. Trên thực tế, nhu cầu thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị Sở Y tế không diễn ra cùng một thời điểm. Có khi Sở xây dựng kế hoạch tuyển chọn từ đầu năm nhƣng đến cuối năm mới tổ chức thi tuyển đƣợc vì ngƣời lãnh đạo đơn vị còn đƣơng nhiệm; trong khi quy định Chủ tịch Hội đồng phải là là Phó Giám đốc Sở để tuyển chọn cho chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình là không linh hoạt.

Có thể vì lý do khách quan, Chủ tịch Hội đồng sẽ vắng mặt trong kỳ thi tuyển. Hơn nữa, vị trí lãnh đạo đơn vị thì không thể thiếu đƣợc một ngày, cần tuyển đúng thời gian. Do vậy, trong nội dung cần quy định mềm hơn, linh hoạt hơn thành phần Hội đồng. Tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể mà có thể sắp xếp, bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng cho phù hợp đảm bảo kỳ tuyển chọn diễn ra đúng theo kế hoạch. Hoặc quy định Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở, chứ không nên quy định cứng là một Phó Giám đốc Sở.

Thành phần trong Hội đồng tuyển chọn cũng không nên công khai trong các bản Kế hoạch thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý của Sở Y tế nhƣ hiện nay làm. Việc công khai thành viên Hội đồng dẫn đến các ứng viên đăng ký dự tuyển biết và có thể có những hành vi tiêu cực để đƣợc Hội đồng đánh giá cao. Và nhƣ vậy, ý nghĩa của phƣơng thức thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý cũng chỉ dừng lại ở hình thức, không tận gốc loại trừ vấn nạn “chạy chức”, “chạy quyền”. Do vậy, để đề phòng mọi tiêu cực, cần thiết phải bảo mật thành viên Hội đồng tuyển chọn cho đến buổi bảo vệ chƣơng trình hành động, đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, cạnh tranh lành mạnh theo đúng ý nghĩa của phƣơng thức thi tuyển cạnh tranh đang đƣợc nhân dân tin tƣởng và ủng hộ này. Đồng thời, quy định linh hoạt số lƣợng Hội đồng tuyển chọn là số lẻ, từ trên 05 ngƣời là đủ. Không nhất thiết quy định có thêm chuyên gia về nhân sự, tâm lý trong thành phần hội đồng, vì trên thực tế 08 năm thi tuyển cạnh tranh của Sở Y tế, không có năm nào điều kiện này đƣợc đáp ứng. Tuy nhiên, nên bổ sung thêm thành viên của Hội đồng là: công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tƣơng đƣơng chức danh tuyển chọn trở lên, có năng lực, uy tín, am hiểu về ngành, lĩnh vực tuyển chọn; cấp trƣởng cơ quan, đơn vị có chức danh tuyển chọn (trƣờng hợp tuyển chọn cấp phó).

Về Hội nghị tuyển chọn: Chỉ tổ chức Hội nghị tuyển chọn khi có từ 2/3 tổng số viên chức, ngƣời lao động đƣợc triệu tập và 80% số thành viên Hội

đồng tuyển chọn trở lên có mặt tại Hội nghị tuyển chọn. Đối với các đơn vị có số biên chế viên chức đông trên 100 ngƣời thì cử đại diện là trƣởng, phó các khoa, phòng, kỹ thuật viên, điều dƣỡng viên trƣởng, hoặc ngƣời lớn tuổi trong khoa phòng đại diện dự hội nghị. Trƣờng hợp khác, bổ sung thành phần tham dự hội nghị tuyển chọn lãnh đạo, quản lý trong đơn vị là “hợp đồng lao động không xác định thời hạn có đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc” vì trong các ĐVSN y tế công lập tự chủ chi thƣờng xuyên, hợp đồng lao động không xác định thời hạn có đóng Bảo hiểm xã hội chiếm số lƣợng lớn.

Ngoài ra, để tăng tính cọ sát, trong thành phần hồ sơ của ứng viên cần Bổ sung thành phần hồ sơ là “Phiếu đánh giá xếp loại chất lƣợng công chức, viên chức hàng năm theo quy định” để minh chứng ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm theo Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh (có từ 02-03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trƣớc thời điểm bổ nhiệm).

Mặt khác, Sở Y tế Bắc Giang cần có quy định thống nhất cách viết đơn xin dự thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý và thí sinh phải có văn bản đồng ý của cơ quan cử đi thi (tham khảo các mẫu tại Phụ lục 5 và 6 của luận văn).

Ngoài những vấn đề đã nêu nhƣ ở trên, công tác quy hoạch cán bộ cũng cần phải quan tâm đổi mới, sâu sát, cần nhất là loại trừ các tiêu cực nhƣ tình trạng ê kíp, cục bộ, dùng những ngƣời thân quen, họ hàng, loại trừ “quy hoạch” theo lý lịch… Nhƣ thế, dù nguồn quy hoạch dùng để bổ nhiệm truyền thống hay dùng nguồn đó để thi cạnh tranh thì cũng có thể an tâm về trách nhiệm của họ khi bổ nhiệm… Do vậy, công tác quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý để tạo nguồn cho tuyển chọn về sau là một vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu kỹ lƣỡng. Việc kết hợp một vài công đoạn trong phƣơng thức thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý với cơ chế bổ nhiệm truyền thống là điều có thể làm trong thực tế tuyển chọn.

Trên đây là một số giải pháp xuất phát từ thực tiễn công tác tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN thuộc Sở Y tế của tỉnh Bắc Giang. Việc thực hiện thi tuyển này của Sở dù đã tiến hành theo quy định của 04 Đề án của tỉnh, song công tác này vẫn chƣa thực sự là quy chuẩn, còn đang ở dạng thức phù hợp ở đơn vị này nhƣng lại thừa hoặc thiếu ở đơn vị khác, vừa làm vừa điều chỉnh. Điều quan trọng là kết thúc từng giai đoạn thực hiện Sở Y tế cần tham mƣu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả. Nội dung tổng kết cần tỉ mỉ, chính xác, thực sự khách quan và tìm ra nguyên nhân của vấn đề, rút kinh nghiệm từ những thành công, thất bại của từng đợt thi tuyển, từng đề án đã và đang thực hiện là bƣớc đầu quan trọng, qua đó nhận định chính xác các bƣớc tiếp theo cần đƣợc thực hiện và triển khai của đề án hoàn chỉnh. Sở Y tế cũng cần xây dựng Đề án thi tuyển lãnh đạo, quản lý cho các đơn vị mình trong giai đoạn 05 năm một cách cụ thể, chi tiết theo lộ trình từng năm, ở từng vị trí cần tuyển để qua đó thu hút đƣợc nhiều ứng viên dự tuyển do đã có sự biết trƣớc, chuẩn bị trƣớc.

Tiểu kết Chƣơng 3

Xuất phát từ thực tiễn công tác tổ chức tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN công lập thuộc Sở Y tế của tỉnh Bắc Giang, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới nhƣ: nhanh chóng thể chế hóa các quy định liên quan đến thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý làm cơ sở cho việc tuyển chọn đƣợc đồng bộ, thống nhất, đúng quy định; mở rộng phạm vi, đối tƣợng tuyển chọn; đổi mới cách thức tổ chức tuyển chọn, Hội đồng, hội nghị tuyển chọn sao cho phù hợp, linh hoạt hơn; thay đổi cách thức tổ chức, nội dung, kết cấu phiếu đánh giá Chƣơng trình hành động của ngƣời dự tuyển; đẩy mạnh tuyên truyền đến các đối tƣợng liên quan đến công tác thi tuyển để thi tuyển đảm bảo đƣợc các nguyên tắc cạnh tranh, khách quan, công khai, minh bạch.

Các giải pháp nêu trên cần đƣợc triển khai đồng bộ, có nhƣ vậy mới đem lại hiệu quả, khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại trong quy định và trong thực tế công tác tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Sở Y tế nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

KẾT LUẬN

Thi tuyển cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đội ngũ lãnh đạo, quản lý đƣợc bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh ngày một tăng và phát huy tốt vai trò trong quản lý, điều hành đơn vị. Quy trình và nội dung thi tuyển của Sở không nằm ngoài các quy định chung của tỉnh. Các tiêu chí đƣa ra để thử sức cũng nhằm mở rộng khả năng tìm kiếm đƣợc ngƣời thực tài cho yêu cầu công việc, giúp trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đồng thời góp phần hạn chế nạn chạy chức, chạy quyền... Điều này góp phần xóa bỏ dần tình trạng ngồi nhầm chỗ, năng lực không tƣơng xứng với vị trí.

Hiện nay, song song với việc rút kinh nghiệm từ việc thí điểm thi tuyển của tỉnh trong nhiều năm qua, đồng thời nghiên cứu, cải tiến công tác tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, thừa nhận những điểm tích cực của công tác này, tỉnh Bắc Giang tiếp tục áp dụng phƣơng thức thi tuyển có hiệu quả này: vừa kiểm tra kiến thức chuyên môn, vừa kiểm tra khả năng xử lý tình huống cụ thể, đồng thời xét cả quá trình công tác ở đơn vị cũ của từng ứng viên.

Qua đó cho thấy, thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế nói riêng là một giải pháp đúng đắn và quan trọng trong định hƣớng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý của Sở nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh chất lƣợng dịch vụ công. Từ thực tiễn thi tuyển của ngành Y tế tỉnh Bắc Giang đã khẳng định phƣơng thức thi tuyển cạnh tranh hiện nay là một bƣớc đột phá, một sự chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ. Nội dung của phƣơng thức thi tuyển cạnh tranh đã hƣớng đến hoàn thiện chế độ tuyển dụng linh hoạt theo yêu cầu của từng loại công việc, từng loại chức vụ đáp ứng yêu cầu vì việc mà tìm ngƣời, không vì ngƣời mà định việc.

Xuất phát từ những ý nghĩa trên, Luận văn “Thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y

tế của tỉnh Bắc Giang” đã đi sâu tổng hợp, phân tích, làm rõ các vấn đề về thi

tuyển cạnh tranh đối với đối tƣợng là lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc sở, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hiện thực, tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyển chọn cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh. Sau quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt đƣợc những kết quả dƣới đây:

Thứ nhất, trên cơ sở phân tích vai trò và những yêu cầu khách quan của

việc thi tuyển cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý, luận văn đã chỉ ra đƣợc sự cần thiết phải thực hiện phƣơng thức này nhằm đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ của Sở; đồng thời chỉ rõ những nội dung chủ yếu của việc thực hiện thi tuyển cạnh tranh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế.

Thứ hai, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích thực trạng thi tuyển chức

danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế của tỉnh trong tám năm qua (2012-nay), trong đó, phân tích và chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện thi tuyển

chức danh lãnh đạo quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế trên địa bàn tỉnh, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị có tính giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả của công tác thi tuyển cạnh tranh đối với các chức danh này, góp phần vào công cuộc đổi mới công tác cán bộ của Sở Y tế nói riêng và của tỉnh nói chung trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ và phức tạp nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, luận văn rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. (mục 4, phần II, tr.4)

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X (2009), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

3. Bộ Chính trị, (2015), Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng”

4. Bộ Nội vụ, (2017), Công văn số 2424/BNV-CCVC ngày 09/5/2017 hƣớng dẫn thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng.

5. Bộ Y tế, (2005), Thông tư 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế

6. Chính phủ, (2010), Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 về việc quy định những người là công chức.

7. Chính phủ, (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

(điểm đ, khoản 4).

8. Bùi Văn Hải, (2011), Kết luận việc thực hiện tuyển chọn cán bộ lãnh đạo,

quản lý của tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang.

9. Đỗ Thanh Nhàn, (2010), Tuyển chọn cán bộ, công chức vào vị trí lãnh đạo,

quản lý qua hình thức thi tuyển cạnh tranh. Luận văn thạc sĩ - Học viện

Hành chính.

10. Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, (2007). Nxb Khoa học và kỹ thuật, Học viện Hành chính quốc gia. (tr.130, 131,143,145)

16. Hồ Chí minh (1995), Toàn tập, tập 5. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Khoa Tổ chức và quản lý nhân sự, (2010), Tập bài giảng Nhân sự hành

chính nhà nước, Học viện Hành chính. (tr.139, 140)

18. Khổng Văn Suất, (2010), Kiểm điểm việc thực hiện tuyển chọn cán bộ

lãnh đạo, quản lý, UBND tỉnh Bắc Giang.

19. Khuông Tiến Thông, (2010), “Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Bắc Giang”, Sở Nội vụ Bắc Giang.

21. Khuông Tiến Thông, (2010), “Tuyển chọn người đứng đầu tỉnh Bắc

Giang”. Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc. (tr.2)

22. Nguyễn Kiến Phúc, (2010), Phương thức thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện

nay, Luận văn thạc sĩ - Học viện Hành chính.

23. Nguyễn Nhƣ Ý, (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

24. Quốc Hội, (2010), Luật Viên chức số 58/2010/ QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.

25. Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, (2011), Báo cáo kết quả thực hiện tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý trong 2 năm 2009-2010.

26. Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, (2017), Báo cáo kết quả tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành Y tế giai đoạn 2012-2017

27. Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, (2020), Báo cáo kết quả tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành Y tế giai đoạn 2018-2019

28. Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Đề án tổ chức việc thí điểm thi tuyển đối với một số chức danh lãnh đạo gắn với chuyên môn trong bộ máy hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp.

29. Thủ tƣớng Chính phủ, (2003), Quyết định số 27/2002/QĐ-TTg ngày 29/02/2003 về việc ban hành “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh bắc giang (Trang 118 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)